Gửi Thời Thanh Xuân Đơn Thuần Đẹp Đẽ Của Chúng Ta

Chương 1: Chương 1


trước sau

Đồng chí Trần, tức bố tôi, tháng hai năm nay chính thức về hưu, vất vả cả đời không sao, mới ở nhà nửa tháng đã đứng ngồi không yên. Đúng lúc câu lạc bộ người cao tuổi trong huyện đang tuyển thành viên, ông liền đi ngay lập tức. Vừa đến nơi, bố tôi mới biết hầu hết những người ở đó đều ở độ tuổi 50-70, câu lạc bộ người cao tuổi thuộc về lớp người thanh niên chủ chốt ngày xưa. Vì thế, đồng chí Trần lâu ngày mới bị nhiệt huyết đốt cháy suốt ngày đạp cái xe đạp đến câu lạc bộ đó tổ chức các hoạt động giải trí cho những người đã bị tháng năm thiêu rụi đi sự nhiệt tình và cảm xúc mãnh liệt.

Chỉ là do năm tháng không thiêu rụi đi sự nhiệt tình trong ông, cho nên trước tiên ông muốn ra oai một chút. Ông đi về phía băng ghế nhưng do vấp phải cái biểu ngữ lung lay liền bước hụt rồi ngã.

Tôi nhận được điện thoại của mẹ lúc đang đi trên đường cao tốc, nghe xong thì đổ mồ hôi lạnh trong khi trời đang nắng nóng. Mặc dù hồi nhỏ tôi hay bị bố đánh, cũng từng nghĩ rằng sau này khi lớn lên phải đánh lại ông nhưng thực ra tôi rất yêu ông.

Trên đường chạy đến bệnh viện, tôi vừa khóc vừa lải nhải, nói với người tài xế taxi rằng bố tôi rất tốt, thật sự rất tốt, khiến người tài xế thân là đàn ông cao to rất kích động, một phát giẫm lên chân ga phóng nhanh về phía trước. Lúc trả tiền thừa lại cho tôi, người tài xế nói: “Em gái này, em nhớ cho rõ biển số của tôi chút, XXXX, lần sau tốt nhất đừng bắt xe tôi nữa. Em lải nhải nhiều như vậy thì ngay cả vợ và mẹ tôi nghe xong cũng thấy mệt. Thứ lỗi cho tôi nói thẳng. Chúc bố em sớm bình phục.”

——

Tôi vừa khóc vừa chạy tới phòng bệnh, đúng lúc mẹ tôi vừa gọt táo vừa mắng bố tôi: “Ông nhìn lại ông đi, già cả rồi mà làm như mình là thanh niên trai tráng, xương tốt lắm đấy. Còn lần nữa thì tôi trực tiếp đưa ông đi chôn. Biến xương cốt thành tro cốt luôn.”

Tôi vịn vào cửa, nước mắt giàn giụa: “Mẹ ơi, bố sao rồi ạ?”

Mẹ ngẩng đầu nhìn tôi, rồi nói: “Được rồi, lau nước mắt đi, khóc cái gì mà khóc. Mẹ nuôi mày cực khổ, chăm mày từ bé đến tận bây giờ không phải để mày đụng tí chuyện nhỏ đã nước mắt nước mũi tè le.”

Tôi lau nước mắt, đi về phía bên kia hỏi người đàn ông đã bị ăn mắng một lúc: “Bố sao rồi ạ?”

Bố tôi cũng không thèm liếc tôi một cái, hai mắt dán chặt vào quả táo trong tay mẹ tôi: “Không tốt! Mẹ con đã gọt ba quả táo rồi, nhưng không cho bố ăn quả nào cả.”

Tôi thấy xem ra không hỏi được một tí nguyên nhân gì từ miệng hai người họ, đành cầm bình nước nóng lên, nói: “Con đi lấy nước nóng.”

Tôi xách cái bình đi một mạch tới bàn tư vấn, cũng không quan tâm mẹ tôi hét lớn ở đằng sau: “Con bé kia, nước đầy rồi!”

Có lẽ do vẻ mặt của tôi quá nghiêm nghị nên y tá nhanh chóng tìm bác sĩ đến. Bác sĩ mặt không chút biểu cảm nhìn tôi một cái rồi thuật lại tình hình của bố tôi. Nói gì mà ngã đập thắt lưng xuống rồi xương sống đè lên thần kinh, tóm lại là phải làm phẫu thuật, bảo tôi chuẩn bị tiền, là ba vạn.

Tôi muốn hỏi cho rõ ràng tình trạng của bố tôi, anh ta liếc tôi một cái rồi nói: “Có nói cô cũng không hiểu được. Cứ chuẩn bị tiền cho tốt, mấy cái khác giao cho bác sĩ chúng tôi là được.”

Tôi liền hỏi: “Khi nào có thể mổ đây?”

Anh ta trả lời với vẻ mất kiên nhẫn: “Xếp hàng. Khi nào tới lượt thì mổ!”

Tôi chỉ muốn ho rồi phun một cục đờm to tướng vào mặt hắn ta, sau đó nói cho hắn ta biết là phổi tôi không tốt, tôi không cố ý.

Nhưng tôi không thể, tôi chỉ có thể lấy ví rồi lôi mấy trăm ra, vâng vâng dạ dạ dúi vào tay hắn: “Vậy thì làm phiền bác sĩ chiếu cố…”

Anh ta lườm tôi một cái, đẩy tiền về phía tôi: “Cô đừng làm như vậy! Tâm trạng của cô tôi có thể hiểu được, nhưng như vậy là không đúng với quy định. Nếu cô thật sự muốn biết, tôi bớt chút thời gian giảng giải cho cô là được.”

Tôi vô cùng xấu hổ, cảm thấy mình đúng là loại người lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, chẳng qua là do vị bác sĩ đó trời sinh tính tình không tốt mà thôi. Đang kiểm điểm lại nhân cách của mình thì vị bác sĩ cũng rời đi. Trước khi đi còn hất cằm liếc tôi, tôi suy nghĩ lúc lâu, anh ta có ý khác hay là bị liệt cơ mặt, cuối cùng anh ta cũng khiến tôi hiểu được, trên tường có gắn camera chứ đâu…

Tôi đang muốn hỏi lại y tá phòng làm việc của bác sĩ vừa nãy ở đâu thì di động vang lên, lấy ra nhìn vào tên người gọi thì tim đập nhanh hơn cả lúc chạy, suýt nữa tôi muốn chạy đến khoa nội lấy số ghi tên.

Giang Thần, bạn trai cũ của tôi.

Tôi run run, nhẹ giọng nói vào điện thoại: “Alo?”

Alo cả nửa ngày, chỉ nghe một đống âm thanh hỗn tạp, xem ra là do anh ấy không cẩn thận ấn nhầm. Đang định tắt điện thoại thì một giọng nữ yểu điệu lọt vào tai, cô ta nói: “Bác sĩ, ngực của tôi đau!”

Tôi lúc đó mới nhớ ra, Giang Thần là bác sĩ, nghe đâu bây giờ còn là bác sĩ nổi tiếng. Đắn đo một lúc, cuối cùng đưa ra quyết định, ở đây chịu sự chăm sóc lạc hậu của nhà nước cũng được, còn không thì chuyển sang bệnh viện chỗ Giang Thần. Chí ít mấy năm trước, tôi cũng giúp anh ấy bóc mấy nghìn quả trứng luộc trong nước trà, chẳng lẽ anh ấy không giúp được ư…

Hỏi mẹ tôi chuyện này, bà bảo: “Giang Thần là cái cậu mà mấy năm trước có tình yêu nho nhỏ với con ấy à?”

Á… Trí nhớ của mẹ quả là đáng kinh ngạc.

Mẹ lại hỏi: “Chuyển sang bệnh viện của cậu ấy, cậu ấy sẽ giúp ư? Mẹ thấy là hai đứa bây giờ còn có tình cảm nữa à?”

Thật là biết cách hỏi trúng chỗ ngứa, tôi lắp bắp: “Giúp là việc chắn chắn rồi, chỉ là…”

“Chỉ là cái gì?”

“Chỉ là…thế này giống như không quên được rồi không ngừng tìm cách quan tâm.”

Bà cười nhạt: “Đừng có đứng đấy mà dài dòng văn tự. Bây giờ con mau đi gọi cho cậu ấy đi, bố con ngày mai chuyển viện. Mẹ mày không chịu được mấy tay thấy thuốc lang băm ở đây.”

Tôi vốn mong chờ mẹ luôn theo sát tôi, yêu thương tôi mà nói tôi là đứa bé mạnh mẽ có khí chất, không được vì chuyện bạn trai cũ mà đi trêu chọc tôi và vân vân. Quả nhiên tôi vẫn là đánh giá cao mẹ tôi.

Giang Thần nhận được điện thoại của tôi cũng không có biểu hiện gì kì lạ, tôi nghĩ thầm đúng là ai cũng như vậy, quen nhìn đại dương sóng lớn, thi thể và nội tạng bên trong cũng không dọa được anh, sao có thể để cho người bạn gái cũ này dọa sợ.

Tôi nói hết chuyện của bố mình cho anh, cuối cùng nói: “Bố em chuyển đến bệnh viện của anh được không?”

“Được!” Anh ấy đáp lại dứt khoát, làm cho tôi có ý tốt mà không mang chuyện bóc trứng luộc trong nước trà ra kể.

Anh lại nói: “Nhớ chuẩn bị các thứ cẩn thận, anh lập tức tìm xe đến đón bố em chuyển viện.”

Anh ấy im lặng một lúc lâu rồi hỏi tôi: “Em có khỏe không?”

“Khỏe.”

Tắt điện thoại, tôi đưa tay lên ngực cố gắng điều chỉnh lại nhịp tim của mình, tựa lưng vào hành lang, thở dốc. Có một cô y tá trẻ tuổi chạy lại bên cạnh đỡ tôi: “Chị không sao chứ?”

Tôi lắc đầu, cuối cùng tôi cũng tìm được một điểm sáng của bệnh viện này, cảm thấy rất vui mừng.

Cô y tá kia lại hỏi: “Chị vừa mới diện thoại cho ai vậy? Hình như là chị muốn chuyển viện đúng không? Chị có biết bệnh viện nào tốt không? Giới thiệu cho tôi có được hay không? Tôi còn một tháng nữa là kết thúc kì thực tập mà vẫn chưa tìm được bệnh viện nhận tôi. Chị giúp tôi được không? Thành tích của tôi rất tốt, chỉ là tôi không muốn phải phải “ngủ” với lãnh đạo bệnh viện…”

Tôi thật sự là bị cô ta làm phiền tới không còn cách nào khác, đành nói: “Nói thật là vừa nãy tôi gọi cho người nọ là nhân viên vệ sinh trong bệnh viện Đông y, nói tôi đồng ý ngủ với anh ta thì anh ta mới giúp tôi chuyển viện. Tôi hỏi cô, thế cô còn muốn chuyển viện không?”

Ba giờ sau, Giang Thần dẫn đội xe cứu thương đến trước mặt tôi. Ba năm không gặp, tôi không cả dám ngẩng đầu nhìn anh, chỉ biết dán chặt mắt vào túi áo khoác ngoài có cài một bút máy đắt tiền, tự nhiên nghĩ không biết anh đã học được chữ bác sĩ chưa.

Khi còn học đại học, tôi vẫn hay quan tâm đến chữ viết của Giang Thần, sợ rằng bàn tay viết chữ đẹp như vậy sau này khó có chỗ đứng trong giới y thuật. Để giúp anh ấy sau này khi kê nhầm thuốc cũng có thể trốn tránh trách nhiệm, tôi bắt anh phải viết giống chữ của tôi. Đáng tiếc là cuối cùng anh vẫn không thể viết giống nét chữ của tôi.

Toàn bộ thủ tục xuất nhập viện đều do một tay người của Giang Thần lo. Tôi và mẹ nhàn rỗi, mỗi người tay cầm một quả táo đứng tựa vào cửa bệnh viện trò chuyện.

Mẹ nói: “Thằng bé này không hổ là do mẹ nuôi lớn, không tồi nha.”

Đối với mấy hành động vô sỉ này của mẹ gắn lên người tôi, tôi tỏ vẻ xem thường.

Bà liền nói: “Sao món hàng tốt thế này năm đó con lại bỏ lỡ chứ? Cũng nhanh ghê.”

Tôi cắn một miếng táo lớn: “Bố đang buồn chán ở trong xe cứu thương, mẹ mau mang táo qua cho bố ăn đi.”

Mẹ tôi than dài một tiếng rồi liền chạy hướng về phía chiếc xe, vừa chạy vừa nói: “Đồng chí Trần à, con gái ông bảo tôi mang táo đã ăn cho ông nhìn.”

Đúng lúc Giang Thần xách một đống đồ lớn có nhỏ có đi ra nhìn thấy cảnh này, liếc tôi: “Em thật là có hiếu.”

Tôi ngẩng đầu nhìn anh, anh ở trước mặt tôi cúi người xuống, tóc bay trong nắng sớm nhìn thật dịu dàng. Anh theo thói quen, nhìn tôi rồi cười, má bên trái có một lúm đồng tiền rất sâu. Cảm giác quen thuộc tới nỗi giống như hôm qua chúng tôi còn đi ăn cơm cùng nhau sau đó đi xem phim.

Tôi nhìn qua chỗ khác, cái lúm đồng tiền đó cực kì độc ác. Năm đó, chính nó đã đánh gục trái tim bé nhỏ của tôi, đó cũng là lúc tôi biết mình đã say vì cái lúm đồng tiền của anh. Mặc dù bây giờ nghĩ lại, tôi chỉ cảm thấy tôi chính là bị anh hãm hại nhờ khuôn mặt này chỉ trong một cái nhìn.

Tôi nhớ lại, từ trước tới nay sự có mặt của Giang Thần là lẽ đương nhiên, cũng giống như cây cột điện đầu ngõ. Nhà của Giang Thần đối diện với nhà tôi, con trai của trưởng xã, đội trưởng đội thể thao, vẻ ngoài ổn, biết chơi piano, viết chữ đẹp, học lực tốt, giọng nói dễ nghe.

Ti vi và tiểu thuyết đều định nghĩa những đứa trẻ từ thuở ấu thơ đã chơi thân với nhau, nhà ở gần nhau như hai chúng tôi là thanh mai trúc mã, đồng thời còn chia thành hai loại phổ biến. Một là thân thiết như hình với bóng, hai người coi nhau như là anh chị em ruột thịt, cùng đào tổ ong vò vẽ rồi cùng bị ong đốt, cùng trộm khoai lang rồi cùng bị phạt đánh và sau này bỗng nhiên nhìn lại mới phát hiện thứ tình cảm này đã dần dần hóa thành tình yêu. Và còn lại là cực kỳ ghét nhau, gặp là cãi nhau, nhìn thấy nhau từ xa thôi cũng muốn xông đến cắn đối phương, lúc nào cũng chờ cơ hội để thả xì lốp xe đối phương, sau khi lớn lên mới đột nhiên phát hiện ra: Ồ, hóa ra đây là tình yêu!

Đáng tiếc tôi và Giang Thần không nằm trong hai trường hợp trên, trong một khoảng thời gian dài, tôi và anh chỉ là hàng xóm sống đối diện. Ngày ngày anh đánh đàn piano của anh ấy, còn tôi vui vẻ xem Maruko của tôi, thỉnh thoảng quên bài tập về nhà tôi sẽ chạy qua gõ cửa nhà anh, anh luôn tỏ ra khó chịu, lúc nào cũng nhăn nhó hỏi tôi sao không nhớ. Có lẽ vì mình đang nhờ người ta, cho nên tôi không muốn so đo với anh, đương nhiên cũng có thể là do từ nhỏ đến lớn tôi đã quen không so đo với anh rồi, bởi tôi là người hiểu chuyện, hiểu lý lẽ mà.

Sau kì nghỉ hè vào đầu tháng ba, sau khi hoàn thành xong kì thi, lớp chúng tôi giấu thầy cô tổ chức một buổi dã ngoại, nấu cơm ngoài trời. Tôi và Giang Thần được phân công đi rửa khoai lang. Lớp có 40 người, chúng tôi mua được bốn mươi bốn củ khoai lang, Giang Thần mang bốn củ còn lại đi rửa, sau đó ngồi một bên nghịch bong bóng nước chơi.

Tôi ngồi xổm ở bên hồ nén giận rửa hết số khoai còn lại, càng rửa càng giận, một viên đá vừa nhỏ vừa sắc rơi xuống trước mặt tôi, khiến nước bắn tung tóe. Tôi ngẩng đầu lên nhìn, Giang Thần làm ra vẻ không biết chuyện gì, nhặt viên đá vừa rơi trước mặt tôi ném ra xa. Viên đá đó nhảy trên mặt nước bốn lần, mặt nước gợn lên những vòng tròn lớn nhỏ không đều, lăn tăn chạm vào nhau.

Theo lý mà nói tôi nên mắng cậu ta, hất nước vào người cậu ta, hay là đem đầu cậu ta vào trong nước thậm chí là đem hắn đẩy mạnh xuống hồ cho chết đuối.

Nhưng tôi chẳng làm gì cả, chỉ biết đứng ngây ra đó nhìn cậu ta.

Gió thổi làm tung bay vạt áo học sinh mỏng manh rộng thùng thình của anh, ánh mặt trời chiếu vào lông mi và tóc của anh như phát ra ánh sáng vàng óng ánh. Khóe miệng bên trái khẽ nhếch ra một nụ cười đắc ý để lộ cái lúm đồng tiền.

Thời gian và không gian như dừng lại cùng một chỗ, chỉ còn trái tim của tôi đang đập không yên.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!