Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Chương 352: Chương 352


trước sau

HỖN TẠI TAM QUỐC LÀM QUÂN PHIỆT

Tác giả: Tịch Mịch Kiếm Khách

Quyển 2: Bát Bách Lưu Khấu khởi lang yên

Chương 355: Nam chinh Kinh châu

Tháng ba năm Kiến An Hán Hiến đế thứ mười lăm, Uyển thành.

Uyển thành lúc này đã thành một tòa binh doanh khổng lồ, ngoại trừ mười vạn quân Xuyên vốn đóng ở quận Nam Dương ra, mười vạn Hắc Sơn quân của Trương Yến cùng với mười vạn Tây Lương đại quân của Phương Duyệt (trung ương quân) cũng trước sau tới Uyển thành, gần ba mươi vạn đại quân tề tụ tại Uyển thành, chỉ quân doanh thôi cũng kéo dài cả mấy chục dặm, hành động với quy mô như vậy tất nhiên không thể giấu được gian tế quân Sở và gian tế quân Ngô tiềm phục ở Nam Dương.

...

Tương Dương, phủ Sở vương.

Tào Chân và Gia Cát Lượng, Trình Dục, Cổ Quy đang thảo luận về cục thế Tây Xuyên thì đột nhiên thấy Lưu Diệp hớt hải chạy vào, chắp tay nói: "Chúa công, mật thám hồi báo Mã đồ tể điều tập hơn ba mươi vạn đại quân ồ ạt nam hạ, chuẩn bị công đả Kinh châu, trước mắt đại quân đã tiến vào vùng Uyển thành, ba vạn tiên phong thiết kỵ do tộc đệ Mã Đại của Mã đồ tể suất lĩnh đã tiến tới Tân Dã rồi!"

"Cái gì?" Tào Chân nghe vậy liền giật nảy mình, đột nhiên đứng bật dậy, thất thanh nói: "Mã đồ tể điều tập hơn ba mươi vạn đại quân ồ ạt nam hạ ư? Cục thế Tây Xuyên nguy như chồng trứng sắp đổ, Mã đồ tể không xuất binh cứu Tây Xuyên mà ngược lại còn điều tập quân đội khổng lồ như vậy tới công đánh Kinh châu, đây không phải là quá khó hiểu sao? Nên là thế nào mới ổn đây?"

"Đây chính là lợi ích của thổ quốc rộng lớn, nhân khẩu dưới quyền cai trị đông đảo!" Trình Dục thở dài nói: "Trận chiến Hoài Nam, vì cứu hơn ba mươi vạn tai dân, sự tiêu hao của quân Lương là cực lớn, nhưng hiện tại mới qua chưa đến hai năm thời gian, Mã đồ tể không ngờ lại có thể điều tập đại quân với quy mô ba mươi vạn để xuất chinh, tốc độ bổ sung của quân Lương thực sự khiến người ta phải thán phục không thôi."

"Đúng vậy." Cổ Quy phụ họa: "Trái lại quân Ngô sau khi trải qua Hoài Nam chi bại thì đại thương nguyên khí, ít nhất trong vòng mười năm không thể đại cử bắc phạt được. Quân ta cũng tương tự, sau trận chiến ở Tây Xuyên thì rất khó phát động được thế công với quy mô lớn. Lần này Mã đồ tể thế đến ào ạt, tại hạ cho rằng chỉ có liên hợp tác chiến với quân Ngô mới có được một đường sinh cơ."

"Ha ha." Gia Cát Lượng cười nói: "Hai vị tiên sinh không cần phải lo lắng quá như vậy, quân Lương tuy đông nhưng không có thủy quân, hơn nữa còn lao sư tập viễn (hành quân xa xôi), quân ta tuy ít nhưng lại có ưu thế tuyệt đối của thủy quân, hơn nữa lại dĩ dật đãi lao. Cho dù chiến sự bất lợi thì vẫn có thể lui về thủ bốn quận Kinh nam, dựa vào Trường Giang hiểm yếu để chống cự với quân Lương. Huống chi chiến tranh mới chỉ bắt đầu, ai thắng ai bại thì còn lâu mới biết được."

Tào Chân nói: "Không Minh có kế đối địch chưa?"

Gia Cát Lượng nói: "Lượng quả thật đã đào sẵn một phần mộ cho Mã đồ tể rồi. Trên thực tế, kế diệt địch này khi ở dưới trướng của tiên chúa công Lượng đã suy nghĩ kỹ càng rồi. Nhưng đáng tiếc là tiên chúa công thủy chung không chịu nghe lời khuyên của Lượng, cố chấp không chịu phạt Thục, dẫn tới binh bại Vĩnh An. Khiến cho quân Sở nguyên khí đại thương, dẫn tới tình hình nguy cập như hiện giờ."

Trình Dục theo Tào Tháo lâu nhất, nghe vậy liền nhíu mày không vui, nói: "Khổng Minh, những lời không liên quan thì đừng có nói ra làm gì."

Tào Chân cũng nói: "Đúng đúng đúng, Khổng Minh hãy nói cho cô nghe đi, phải thế nào mới tiêu diệt được ba mươi vạn đại quân của Mã đồ tể?"

Gia Cát Lượng nói: "Lượng thường nói với tiên chúa công rằng, Mã đồ tể nếu đại cử nam hạ, công lược Kinh châu, Lượng có thể không phí một chút sức nào mà khiến hắn không bại mà bại, kẻ bất bại vẫn phải bại, không còn sức chiến đấu. Kỳ thực là mượn thiên uy của tạo hóa vạn vật, có điều đáng tiếc là Mã đồ tể lần này chỉ dẫn có ba mươi vạn đạo quân nam chinh. Cho dù ba mươi vạn đại quân này bị tiêu diệt sạch sẽ, quân ta cũng không có sức mà thừa thế bắc phạt. Tây Lương cũng không có nỗi lo diệt vong, kết quả tốt nhất chính là sau trận chiến này, Lương, Sở, Ngô sẽ hình thành thế chân vạc."

"Thiên uy của vạn vật tạo hóa?" Trình Dục biến sắc, nghiêm giọng nói: "Ý của Khổng Minh là muốn mượn vào nước sông Trường Giang?"

"Đúng vậy?" Gia Cát Lượng gật gật đầu, từ trong tay áo rút ra một tấm bản đồ rồi đặt lên bàn, trải ra, sau đó chỉ vào bản đồ rồi giải thích cho đám người Tào Chân: "Chúa công, ba vị tiên sinh nhìn đi. Đây là Trường Giang, từ kinh môn hướng về phía đông, đây là Tương Giang, từ Tương Giang hướng về phía đông. Hai con sông lới này tại cửa Tam Giang thì hợp hai thành một, hai sông giáp nhau thì là Giang Hán Sơn Lăng đi về hướng đông tây, hình như miệng túi."

Tào Chân nói: "Vậy thì sao?"

Gia Cát Lượng nói: "Thượng du Tương Dương mặt sông chật hẹp, không đủ để cản quân Lương nam hạ, do đó Tương Dương thất thủ là chuyện sớm muộn. Tương Dương nếu thất thủ, quân ta sẽ vừa đánh vừa lui, men theo Mạch thành, Giang Lăng một mực lui tới cảng Ô Lâm, sau đó từ cảng Ô Lâm lên thuyền qua sông. Men theo đường không có nơi hiểm trở để thủ, lại không có thủy đạo ngăn trở, quân Lương tất nhiên sẽ tiến quân thần tốc vào thẳng Ô Lâm."

"Vậy thì sao?" Cổ Quy không hiểu, hỏi ngược lại: "Đúng như lời Khổng Minh thì từ Giang Lăng tới cảng Ô Lâm, trên đường không chỗ nào hiểm trở có thể thủ, lại không có thủy đạo ngăn trở, cho dù Giang Hán Sơn Lăng nằm giữa Lưỡng giang hình như miệng túi, quân ta cũng không thể buộc miệng túi lại, cũng không thể nhốt được ba mươi vạn đại quân của Mã đồ tể ở bên trong. Vậy cái gọi là không bại mà bại là từ đâu mà có?"

"Cái đó cũng chưa chắc." Gia Cát Lượng cười nhạt một tiếng, ung dung nói: "Lượng từ quan sát kỹ càng một giải địa hình từ Di Lăng tới Giang Lăng, phát hiện mặt nước Tương Giang ở đoạn Mạch thành so với mặt nước Trường Giang đoạn Di Lăng thì thấp hơn nhiều. Nếu quân ta từ Di Lăng đục đê Trường Giang dẫn nước đổ về phía bắc, nước Trường Giang khơi thêm dòng sẽ có thể hình thành một đường sông mới ở giữa Sơn Lăng, một khi như vậy, miệng túi của Giang Hán Sơn Lăng chẳng phải là được buộc lại sao?"

"Vậy thì sao chứ?" Trình Dục không nhịn được liền phản bác: "Cho dù có thể đục đê Trường Giang, hình thành một đường sông mới ở giữa Giang Hán Sơn Lăng, vậy cũng chỉ có thể tạm thời vây khốn được quân Lương một đoạn thời gian, căn bản không thể nhốt chúng mãi. Phải biết Hoài Nam chi chiến, sự phong tỏa của thủy quân quân Ngô đối với Hoài Thủy, Phì Thủy cuối cùng không phải vẫn bị xích sắt chặn sông của quân Lương phá giải đó sao?"

"Chỉ cần có thể vây khốn quân Lương một tháng thôi là đủ rồi!" Gia Cát Lượng nói: "Trình tiên sinh chắc biết một giải Giang Hán lưu hành một loại ác tật, là bệnh phình bụng (bệnh trùng hút máu), người mắc bệnh này bụng trương như cái trống, thường thường không thể chết già, người phương bắc nhiều năm sinh hoạt ở nơi khô ráo, không thích hợp với khí hậu ẩm ướt oi bức của phía nam, rất dễ bị cảm nhiễm ác tật. Hơn nữa phát tác cực nhanh, chỉ cần mấy tháng là có thể lan khắp toàn quân, bảy tới mười ngày là khiến người ta mất đi năng lực hành động rồi!"

Tào Chân, Trình Dục, Cổ Quy giật mình kinh hãi, trầm giọng nói: "Thì ra là như vậy!"

Gia Cát Lượng mỉm cười, nói tiếp: "Có điều việc cần kíp bây giờ là đánh bại Mã Đại, trước tiên diệt đi uy phong của quân Lương đã."

Tào Chân mắt sáng ngời, đột nhiên quát lớn: "Người đâu!"

Lập tức có tiểu giáo vâng dạ bước vào, thưa: "Vương gia có gì phân phó?"

Tào Chân nói: "Mang ấn tín bội kiếm của cô tới đây."

"Tuân lệnh."

Tiểu giáo lĩnh mệnh mà đi, một lát sau khi quay lai thì tay bưng ấn tín và bội kiếm của Tào Chân vào. Tào Chân trịnh trọng giao ấn tín và bội kiếm cho Gia Cát Lượng, trầm giọng nói: "Khổng Minh, từ hiện tại trở đi ngươi sẽ trở thành thống soái của quân Sở, vận chuyển lượng thảo cùng với phân công tướng sĩ đều do người toàn quyền độc lãm, cô sẽ không can thiệp nửa câu."

Gia Cát Lượng trịnh trọng nhận lấy ấn tín và bội kiếm, nghiêm nghị nói: "Lượng... tuân lệnh."

Tới giờ Lưu Diệp mới như vừa từ trong mộng tỉnh lại, nói với Tào Chân: "Chúa công, mật thám tiềm phục tại Lạc Dương cũng có tin tức truyền về, có điều thật giả khó phân."

Tào Chân nói: "Tin tức gì?"

Lưu Diệp nói: "Nghe nói đầu hào đại tướng Mã Siêu dưới trướng Mã đồ tể đã chết rồi."

"Mã Siêu chết rồi ư?" Tào Chân ngạc nhiên nói: "Sao mà chết?"

Lưu Diệp nói: "Nghe nói là cưỡng ngựa ngã xuống phạm phải vết thương cũ."

"Cô tuy không thể tự tay chặt đầu Mã Siêu, nhưng Mã Siêu đã chết vì vết thương cũ, cũng coi như là chết dưới tay Khổng Minh." Tào Chân nói tới đây thì dừng lại một chút, quay đầu lại nhìn Gia Cát Lượng, nói: "Nói vậy, huyết cừu của tiên vương cũng coi như là được báo rồi, cô thực sự nên cảm tạ Khổng Minh ngươi đó."

Gia Cát Lượng nói: "Vu huyện chi chiến, Mã Siêu bại vì khinh địch, cho rằng tiên chủ đã chết trận, quân ta quần long vô thủ không kham nổi một kích, cho nên mới suất lĩnh hai ngàn kỵ binh giết lên sơn đạo để truy sát quân ta, dẫn tới binh bại ngã xuống núi. Kể ra cũng là có thiên ý, có lẽ là tiên chủ hiển linh lấy mạng Mã Siêu, Lượng quả thật không dám kể công."

...

Mạt Lăng, phủ Ngô vương.

Chỉ cách có mấy ngày là Tôn Quyền cũng biết tin tức Mã Dược đại cử nam chinh Kinh châu, lập tức triệu tập Từ Thứ, Lữ Mông, Lục Tốn cùng với chư tướng Tôn Khuông, Tôn Du, Tôn Kiểu, Thái Sử Từ, Hạ Tề, Tổ Lang, Toàn Tông thương nghị đối sách.

Đại đô đốc Chu Du ôm bệnh tĩnh dưỡng ở Sài Tang, Tôn Quyền không hề triệu tới.

Tôn Quyền nhìn quanh một người một cái, trầm giọng nói: "Tin tức chắc mọi người đều biết cả rồi, Mã Siêu đột tử đối với quân ta mà nói tất nhiên là một tin tức cực kỳ tốt. Nhưng Mã đồ tể khởi binh ba mươi vạn đại cử nam chinh, trước mắt thực lực của quân Sở e rằng là rất khó ngăn cản được. Cô cho rằng kết quả tốt nhất cũng chỉ có thể là lui về thủ bốn quân Kinh Nam, dựa vào Trường Giang hiểm yếu mà tự thủ, chư vị thấy thế nào."

Lữ Mông nói: "Nếu có thủy quân của Cam Ninh tương trợ thì e rằng ngay cả Trường Giang hiểm trở cũng không cản được Tây Lương đại quân."

"Ừ." Tôn Quyền gật đầu, trầm giọng nói: "Cho nên, trước khi Kinh Châu chi chiến quyết thắng phụ, nhất định phải giữ Cẩm Phàm thủy quân ở Nhu Tu ổ, tuyệt không thể để bọn chúng vượt sông hiệp trợ Tây Lương đại quân của Mã đồ tể vượt qua Trường Giang! Trước mắt quân ta vừa trải qua Hoài Nam chi bại, nguyên khí chưa phục hồi, thực sự là không phái đâu ra viện quân, cũng chỉ có thể giúp quân Sở được vậy mà thôi."

Nói tới Nhu Tu ổ, sắc mặt của Tôn Quyền đột nhiên biến thành ngưng trọng, lo lắng trùng trùng nói: "Bằng vào nhân lực, vật lực hùng hậu của Tây Lương, thằng nhãi Cam Ninh này đang trốn ở Nhu Tu ở chế tạo chiến thuyền, lại mộ tập ba vạn nam binh thao luyện mỗi ngày ở trên Sào hồ, cứ thế mãi thì e ràng sẽ trở thành tâm phúc đại hoạn của Đông Ngô ta, Tử Minh tuyệt không thể cứ ngồi nhìn hắn phát triển như vậy được!"

Lữ Mông bất lực nói: "Quân Lương tiếp thu kinh nghiệm sau trận chiến ở mỏm Quái Thạch, tại hai cánh của đại trại thủy quân ở Nhu Tu ổ dựng hai tòa thành bảo. Trong thành bảo lại an trí mấy trăm chiếc máy bắn đá, mạt tướng đã mấy lần suất lĩnh thủy quân ỳ đồ cường tập Nhu Tu ổ, đều dưới sự nghịch tập của máy bắn đá mà bất lực lui về. Mạt tướng cho rằng, muốn công phá đại trại thủy quân ở Nhu Tu ổ thì trước tiên nhất định phải phái ra bộ binh công phá thành bảo ở hai cánh, rồi phá hư máy bắn đá ở trong bảo."

Tôn Quyền tức thì im lặng, trên mặt lộ ra mấy phần sầu khổ.

Lời của Lữ Mông có thể nói là điểm trúng chỗ yếu hại của Tôn Quyền. Trước mắt quốc lực của Đông Ngô căn bản không đủ để phát khởi chiến dịch tấn công một lần gồm ba vạn người, nhưng nếu như không có sự đầu nhập của binh lực hơn ba vạn mà muốn công phá thành bảo của quân Lương ở hai cánh đại trại thủy quân tại Nhu Tu ổ thì đâu có dễ? Phải biết Tây Lương hãn tướng Cao Thuận đã đóng hai vạn đại quân tại Nhu Tu ổ rồi.

"Được rồi." Tôn Quyền chắp tay xoay người lại, đưa lưng về phía mọi người, nói: "Thôi cứ vậy đi, lập tức phái thủy quân phong tỏa Nhu Tu ổ."

Lữ Mông khom người ôm quyền nói: "Mạt tướng tuân lệnh."

...

Tân Dã, dinh thự của Văn Sính.

Văn Sinh đang đọc khoái mã cấp thư của Gia Cát Lượng thì đột nhiên có tiểu giáo hối hả xông vào trong đại sảnh, vội vàng thưa: "Tướng quân, Tây Lương thiết kỵ của Mã Đại đã tới sườn núi Vĩ Pha rồi, cách huyện thành Tân Dã không tới năm mươi dặm."

"Ồ." Văn Sinh gật đầu, ngẩng mặt lên nhìn sắc trời, nói: "Giờ trời đã tối rồi, Tây Lương thiết kỵ chắc sẽ không tiếp tục nam hạ nữa đâu."

Phó tướng ở bên cạnh vội vàng nói: "Nhưng thưa tướng quân, thành trị của huyện thành Tân Dã quá nhỏ, tường thành cao không tới hai trượng, chỉ bằng vào hai ngàn thủ quân ở trong thành rất khó cản được sự mãnh công của Tây Lương đại quân."

"Không sao cả" Văn Sinh nói: "Trong vòng ba ngày chúa công và quân sư sẽ suất lĩnh đại quân tới đây, quân ta chỉ cần thủ vững Tân Dã trong ba ngày là được rồi."

"Nhưng binh lực của hai bên cách biệt nhau quá lớn." Phó tướng lo lắng trùng trùng nói: "Binh của đại quân Tây Lương hơn quân ta năm mươi lần, e rằng rất khó mà thủ được ba ngày."

Văn Sính nói: "Nếu để Tây Lương thiết kỵ giết tới thành thì e rằng ngay cả một ngày cũng chẳng thủ nổi ý chứ."

Phó tướng nói: "Vậy nên làm gì bây giờ?"

Văn Sinh vung vẩy thư tín của Khổng Minh ở trong tay, mỉm cười nói: "Kế nghi binh."

Phó tướng nói: "Thế nào là kế nghi binh?"

Văn Sính nói: "Tây Lương thiết kỵ đã tới sườn núi Thước Vĩ, tiếp theo tất sẽ phải qua sườn núi Bác Vọng. Sườn núi Bác Vọng là một giải núi cao rừng rậm, hơn nữa giờ đang là mùa xuân, chính là lúc Thiên Can vật khô, rất sẽ dùng hỏa công. Quân ta chỉ cần bố trí một số tinh kỳ đừng quá bắt mắt ở hai bên quan đạo, sau đó phái mấy đội sĩ binh cưỡi ngựa ở trong rừng chặt củi khô, dấy lên một chút khói làm nghi binh, đại quân Tây Lương tất sẽ không dám tùy tiện tiến vào."

Phó tướng nói: "Thế nếu đại quân Tây Lương cứ giết thẳng vào trong rừng thì sao đây?"

Văn Sinh nói: "Vậy thì phóng hỏa, đốt bọn chúng ra tro chứ còn sao nữa."

Phó tướng nói: "Nếu quân Lương vào trước phóng hỏa thì sao đây?"

Văn Sinh nói: "Vậy cũng chẳng sao cả, trận lửa này một khi cháy lên thì không mất ba ngày ba đêm thì không tể dập được. Đợi ba ngày ba đêm qua đi thì chúa công và quân sư sớm đã suất lĩnh đại quân tới Tân Dã rồi."

...

Suờn núi Thước Vĩ, quân trướng của Mã Đại.

Mạnh Đạt sải bước như lưu tinh vào đại trướng, nói với Mã Đại: "Nhị thiếu tướng quân, có khói lửa ở trong rừng bốc lên. Coi bộ trong rừng rậm ở hai bên sườn núi rất có khả năng là có quân Tào mai phục."

Mã Đại chuyển dời ánh mắt sang nhìn Tư Mã Ý ở bên cạnh, hỏi: "Trọng Đạt, ngươi thấy thế nào?"

Pháp Chính đã theo Mã Chinh suất chinh Tây Xuyên, Mã Dược chỉ có thể phái Tư Mã Ý làm tùy quân tham mưu cho Mã Đại.

Tư Mã Ý nói: "Ý cho rằng không thể tùy tiện xông vào rừng, để tránh gặp phải hỏa công."

Mã Đại gật đầu nói: "Ừ, lời của Trọng Đạt không phải là không có đạo lý."

Mã Đại tuy trẻ tuổi, hơn nữa còn nôn nóng muốn báo thù cho huynh trưởng Mã Siêu, nhưng hắn không phải là một người không hiểu đại thể, hơn nữa tính tình còn cẩn thận, lại thêm có Tư Mã ý tương trợ, hai người cẩn thận đặt ở cùng một chỗ, khả năng tùy tiện mạo hiểm tiến vào bẫy của địch cơ hồ là bằng không, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến Mã Dược yên tâm để Mã Đại lĩnh quân đảm nhiệm tiền bộ.

Mạnh Đạt đột nhiên nói: "Nhị tướng quân, không bằng quân ta xông vào phóng hỏa trước?"

"Biện pháp hay đấy." Tô Tắc khen: "Nếu trong rừng thực sự có quân Tào mai phục, vậy thì đúng là tự tìm đường chết rồi."

Mã Đại lại nhìn sang Tư Mã Ý.

Tư Mã ý gật đầu nói: "Ý cho rằng kế này cũng được. Tuy phóng hỏa thì lửa sẽ cháy liền trong vòng ba tới năm ngày, ít nhất cũng sẽ làm chậm trễ mấy ngày hành trình, cũng khiến quân Sở có thêm mấy ngày thời gian để chuẩn bị chiến đấu. Có điều quân ta về phương diện binh lực đã chiếm được ưu thế tuyệt đối, cho dù quân Sở chuẩn bị có đầy đủ hơn nữa thì cũng khó mà vãn hồi được bại cục, chắc sẽ không ảnh hưởng tới đại cục nam chinh của đại quân của thừa tướng đâu."

"Được." Mã Đại trầm giọng nói: "Vậy thì phóng hỏa đi, trước tiên đốt cháy sườn núi Bác Vọng đã rồi tính sau!"

Mạnh Đạt, Tô Tắc rầm rầm ứng tiếng, lĩnh mệnh mà đi.

...

Thành đô, đông môn.

Khi Mã Chinh, Pháp Chính suất lĩnh đại quân tới ngoài thành đô thì thấy thứ sử Ích Châu Trương Tùng đã dẫn văn võ Xuyên Trung đón chờ ở ngoài thành môn, nhìn từ xa thấy Tây Lương thiết kỵ đông nghìn nghịt xếp hàng ở ngoài thành, các thân sĩ quan viên Xuyên Trung trong lòng vốn lo sợ không yên lập tức thở phào nhẹ nhõm, ai ai cũng vui vẻ ra mặt, theo sau Trương Tùng ra ngoài nghênh đón.

Trương Tùng vội vàng bước lên trước, vái một cái thật sâu với Mã Chnh rồi cung kính nói: "Hạ quan Trương Tùng, dẫn thân sĩ Xuyên Trung cung nghênh thế tử."

Ở phía sau Trương Tùng, văn quan võ tướng Xuyên Trung nhao nhao cúi người vái chào.

Mã bước lên trước đỡ lấy hai tay Trương Tùng đang vái lạy, khiêm tốn nói: "Đại nhân mau mau đứng dậy đi."

"Tạ ơn thế tử."

Trương Tùng chắp tay vái một cái nữa rồi mới thuận thế đứng dậy.

Pháp Chính ở phía sau Mã Chinh lúc này mới bước lên trước, ôm quyền mỉm cười nói: "Trương Tùng đại nhân, lâu rồi mới gặp."

"Bái kiến Pháp Chính tiên sinh." Trương Tùng chắp tay vái, quay người giang tay nói: "Hạ quan cung thỉnh thế tử cùng ba quân tướng sĩ vào thành."

Mã Chinh lắc đầu nói: "Tâm ý của đại nhân bản thế tử xin ghi nhận, có điều đại quân không thể vào thành được, đóng ở ngoài thành thì vẫn thỏa đáng hơn."

"Cái này..." Trương Tùng khó xử nói: "Thế tử có điều chưa biết đấy thôi, phản quân Tây Khương đã đánh tới Vi thành rồi, tùy thời đều có thể binh khấu thành đô. Hạ quan cho rằng đại quân vẫn nên vào thành đóng trại thì thỏa đáng hơn, phản quân Tây Khương nếu tới cũng có thể dựa vào thành mà thủ."

Bình tâm mà luận, trong lòng Trương Tùng vẫn mang thái độ hoài nghi đối với năng lực của thế tử Mã Chinh. Chỉ sợ Mã Chinh khinh địch rồi bại dưới tay phản quân Tây Lương. Cho nên hi vọng Mã Chinh có thể suất quân vào thành, có hai vạn Tây Lương thiết kỵ trợ chiến, cho dù phản quân Tây Lương đánh tới dưới thành đô thì thân hào sĩ tộc ở trong thành cũng có thể bình chân như vại, còn bách tính Tây Xuyên ở bên ngoài thành đô thì Trương Tùng không để ý nhiều.

Con người mà, chung quy lại thì vẫn là động vật ích kỷ, khi đối mặt với nguy cấp, trước hết vẫn luôn luôn lo tới lợi ích của mình.

Mã Chinh tuy tuổi còn trẻ nhưng từ nhỏ đã nhận được sự hun đúc của Giả Hủ, Mã Dược, há lại không nhìn ra dụng ý của Trương Tùng?

Mã Chinh mỉm cười nói: "Đại nhân, bản thế tử lần này phụng mệnh phụ vương dẫn quân xuất chinh, là tới để bảo vệ bách tính Tây Xuyên, chứ không phải là để tướng sĩ Tây Xuyên và thành trí kiên cố của thành đô bảo hộ sự an toàn của bản thế tử và hai vạn tướng sĩ ở dưới trướng. Thứ sử đại nhân nếu lo lắng cho sự an toàn của bản thế tử thì không cần thiết đâu. Trước khi đi phụ vương đã có lời, nam nhi của Mã gia tuyệt đối không được phép sợ địch không dám tiến lên, cho dù là da ngựa bọc thây thì cũng tuyệt đối không được phép lui."

Pháp Chính ở bên cạnh nghe thấy vậy hai mắt không khỏi sáng ngời. Thầm nghĩ thế tử tuy còn nhỏ nhưng đã cực thạo nhân tình thế thái. Những lời này của Mã Chinh không những uyển chuyển chỉ rõ, đồng thời cự tuyệt dụng tâm của Trương Tùng mà còn thuận thế cho Trương Tùng bước xuống đài.

Trương Tùng cũng là một tay lão làng lăng lộn nhiều năm trong chốn quan trường, lập tức thuận núi xuống ngựa, chắp tay cảm khái: "Thừa tướng dạy thế tử có cách, đúng là tấm gương cho vạn thế.”

Mã Chinh cười hờ hững một tiếng, quay đầu lại nói với Mã Song (Vương Song, con của Tây Vực trưởng tử Vương Uyên) và Mã Duyên Đà (Cú Duyên Đà, con của Cú Đột): "Hai vị nghĩa huynh xin hãy dẫn quân tạm thời đóng quân ở ngoài thành."

Mã Song, Mã Duyên Đà ôm quyền ứng tiếng: "Mạt tướng lĩnh mệnh."

Mã Chinh lúc này mới nói với Trương Tùng: "Thứ tử đại nhân, mời."

"Mời thế tử."

Trương Tùng vội vàng nghiêng người nhường đường, cung thỉnh Mã Chinh vào thành.

Buổi tối, Trương Tùng lệnh cho Phí Thi, Vương Duy suất lĩnh thân sĩ trong thành mang theo một lượng lớn gà vịt thịt cá tới doanh trung ở ngoài thành khao quân, lại ở trong phủ thứ sử bày một tiệc rượu lớn, khoản đãi thế tử Mã Chinh và quân sư Pháp Chính. Khi rượu qua ba tuần, một thân sĩ Tây Xuyên cuối cùng cũng không nhịn được mà cất tiếng hỏi: "Giờ Tây Khương, Nam Man, Ngũ Khê Man ba lộ phản quân liên kết với nhau, tạo thành thế sừng thú, thập phần khó chơi, dám hỏi thế tử đã có kế sách đối địch chưa?"

Mã Chinh nói: "Không biết vị tiên sinh này xưng hô thế nào?"

Vị thân sĩ đó vội vàng ôm quyền nói: "Hạ quan Phí Huy, giữ chức trưởng sử ở Thục quận."

Mã Chinh mỉm cười, hỏi lại: "Phí trưởng sử cho rằng trong ba lộ phản quân thì lộ nào là khó chơi nhất?"

Phí Huy không nghĩ ngợi mà đáp ngay: "Tất nhiên là phản quân Nam Man của Mạch Hoạch rồi."

Mã Chinh lại hỏi: "Vậy lộ phản quân nào là ở xa nhất?"

Phí Huy nói: "Cũng vẫn là phản quân Nam Man."

"Chính vậy đó." Mã Chinh cười nói: "Phản quân thanh thế tuy lớn nhưng thực lực lại cọc cạch không đều, hơn nữa ba lộ phản quân cách nhau rất xa, không thể chân chính hình thành hợp lực. Quân ta hoàn toàn có thể chiếu theo gần trước xa sau, dễ trước khó sau mà lần lượt kích phá từng lộ phản quân một."


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!