Trong chuyện tình cảm đa số không tránh khỏi cải vã và xem như là oan gia trái chủ của nhau,ít đặt mình vào tâm nhau để thấu hiểu,và tiếp nối lời đức phật ,Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cho chúng ta lời khuyên như sau:
Trong các phương pháp tu tập mà Phật chỉ dạy , có một phương pháp gọi là lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái.Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự cảm thông và thấu hiểu.
Hầu hết mọi người tìm cách trốn chạy khỏi chính mình ,bởi chúng ta hầu như không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.
Khi ta dụng tâm từ bi ĐẶT TÂM MÌNH VÀO TÂM NHAU,không nhìn thấy tức giận ở người ta thương,mà thương họ đang khổ đau ,do đó giận dữ và nói khó nghe từ họ ta cũng thông cảm được.
Khi đã cảm thông rồi ,ta hãy nói hòa ái và từ bi: "Em ơi anh đã biết em chịu nhiều đau khổ,vậy mà nhiều năm qua anh đã làm những điều không phải khiến em phải buồn,bởi anh không hiểu nỗi đau của anh và của em nữa.Hãy giúp anh em nhé,hãy cho anh biết tất cả những khó khăn của em,anh không muốn tiếp tục phạm phải sai lầm trước đây và làm cho em khổ thêm nữa"
Nếu mình có thể nói với người thương mình bằng ngôn ngữ hòa ái và cảm thông nhưu vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra,khi đó ta lại dụng pháp lắng nghe với tâm từ bi, người thương của ta và cả ta nữa sẽ bớt khổ liền.
Khi ta đau khổ ta có xu hướng nghĩ rằng khổ đau của ta là do người khác gây ra.Chúng ta muốn trừng phạt người đó bởi vì họ làm cho ta khổ.Nhưng khi chúng ta thực tập hơi thở có ý thức nhìn sâu vào nỗi khổ,niềm đau của người đó,ta sẽ thấy rằng người đó cũng chính là nạn nhân của khổ đau trong lòng họ,nên họ cần được giúp đỡ chứ không đáng bị trừng phạt