Quyền Thần

Chương 470: Chương 493


trước sau

Quyền Thần
Tác giả: Sa Mạc
Quyển 4 : Giông Tố Nghi Xuân.
-----oo0oo-----
Chương 493: Lựa chọn sinh tử.

Nhóm dịch: BachKhiet
Sưu Tầm by nguoibantot8 --- 4vn.eu

Điện Thái Bình không khí quỷ dị. Hoàng đế cũng không lập tức tuyên triệu Khánh sứ đến gặp, mà trước tiên hỏi quần thần đối sách. Tuy rằng Hoàng đế đã có chủ kiến nhưng trước khi ra quyết định cuối cùng, ý kiến quan viên trong triều, đặc biệt là các thế gia đầu sỏ thì cũng phải hỏi qua.

Như trước đây, các thế gia sẽ không ngay lập tức thể hiện lập trường, cho các quan viên các bên tiến lên tranh cãi, trên triều nghị luận liên miên, người không biết còn tưởng là đám lưu manh cãi nhau. Điện Thái Bình uy nghiêm là thế, nhưng chẳng có chút không khí uy nghiêm nào cả.

Hoàng đế ngồi ở trên ngai vàng, thờ ơ lạnh nhạt, nhìn nhóm thần tử nói sùi bọt mép, vẻ mặt bình tĩnh, nếu là nhìn thoáng qua, người ngoài khó có thể phát hiện vẻ chán ngán trong đôi mắt ngài.

Đầu sỏ các thế gia cũng ung dung thản nhiên, nhìn giữa triều đường tranh cãi, đợi đến lúc các nhân vật nhỏ tranh cãi đỉnh điểm, bọn họ mới bước lên sân khấu.

Quả nhiên, một lúc sau, từ trên ngai vàng, Hoàng đế ho khẽ một tiếng, chỉ có điều tiếng đằng hắsng này cũng không có mấy trọng lượng. Đám thần tử phía dưới cũng không ngừng ngay cuộc khẩu chiến.

-Yên lặng!
Thái giám chấp lễ cũng như mọi ngày, cắt ngang cuộc tranh cãi.

Hai bên đang tranh cãi liền lập tức quỳ xuống, không dám nói nữa.

Hoàng đế phất tay, ra hiệu các quần thần ai về nhóm nấy, rồi bình thản:
-Thái sư, Khánh sứ hiện đã có mặt ở Tứ Thông Quán, Đại Yến ta nên có thái độ như thế nào, Thái sư đã suy tính chưa?

Tiêu thái sư đứng dậy, hướng về Hoàng đế thi lễ, rồi cung kính nói:
-Khởi bẩm Thánh thượng, Khánh sứ đến, là sự tình quan trọng. Khi Tiên đế còn sống, Ngụy Khánh cũng từng gây chiến, Đại Yến ta và nước Khánh cũng đã ký kết hiệp nghị, hai bên giữ hòa khí, nước Khánh cũng nhờ thế mà có khả năng bảo vệ biên cương. Năm đó nước Khánh vì muốn đạt thành hiệp nghị, đã dâng tặng rất nhiều tài vật… chẳng qua là… tài vật tuy nhiều… nhưng không đủ giúp nước Yến cường thịnh hơn.

Triều thần im phăng phắng, nín thở nghe Tiêu thái sư tấu.

-Năm đó, Phụ hoàng và nước Khánh đạt được hiệp nghị, thì lần này cũng là một dạng hiệp nghị như thế.
Hoàng đế chậm rãi:
-Thái sư, theo ý khanh, chúng ta có nên hay không ký hiệp nghị với người Khánh?

Tiêu thái sư ho khan vài tiếng, nhìn có vẻ như già nua ốm yếu, chậm rãi đáp:
-Khởi bẩm Thánh thượng. Thế cục hôm nay và năm đó khác nhau rất lớn.
Dừng một chút, rồi mới tiếp tục nói:
-Năm đó thực lực của nước Ngụy cũng không thể so sánh với hôm nay. Mười mấy năm qua, người nước Ngụy âm thầm chuẩn bị lực lượng, khuyến khích sinh đẻ, dân số gia tăng rất mạnh, Suốt một thế hệ trải qua huấn luyện nghiêm ngắc, nói cách khác, nước Ngụy hôm nay tinh binh mãnh tướng, so với năm đó, thực khác xa rất nhiều. Trái lại, nước Khánh không có chí tiến thủ, thực lực so với năm đó không có hơn bao nhiêu. Theo ý lão thần, nếu lần này nước Ngụy đột nhiên tập kích hỏa lực ở biên quan, là đã có quá trình chuẩn bị lâu dài rồi, một khi khai chiến, người nước Khánh mười phần là không cản được.

Hoàng đế nhíu mày:
-Ý tứ của Thái sư, trẫm nghe không hiểu.

Tiêu thái sư giọng già nua, đáp:
-Thánh thượng, nên chọn bên nào, kỳ thật cũng rất đơn giản. Căn bản là xem hợp tác với ai khả năng sẽ đem đến nhiều ích lợi hơn cho nước Yến.

Hoàng đế “ồ” lên một tiếng, thản nhiên nói:
-Lại không biết Thái sư cảm thấy đàm phán với nước nào mới hữu ích cho nước Yến ta.

Tiêu thái sư nhìn trái nhìn phải, rồi mới chậm rãi nói:
-Đại Yến ta lập quốc đã gần trăm năm. Trăm năm qua nhiều lần chịu sự xâm phạm của nước Khánh, chiến tranh từ nhỏ đến lớn không dưới mấy chục lần. Vô số tướng sĩ đã bỏ xác lại biên cương. Chỉ có điều, gần 20 năm nay, nước Yến ngày càng thịnh, nước Khánh ngày càng suy. Tướng sĩ ba quân ở biên quan quên mình phục vụ, khiến người nước Khánh không dám xâm phạm.
Dùng một chút, lại ho khan hai tiếng, rồi mới nói tiếp:
-Hôn quân của triều trước xuẩn ngốc không nói làm gì, bốn nước trong thiên hạ biến loạn liên miên. Yến Võ Đế của Đại Yến anh minh thần võ, thống trị phương Đông, coi đây là căn cơ, lên kế hoạch mưu lược chinh phạt bốn phương, thống nhất thiên hạ, tập hợp bách tính muôn dân dưới gầm trời nước Yến.

Quần thần trong triều nghe vậy, cho dù không phải là đảng phái Tiêu gia nhưng cũng có vài người hơi vuốt cằm.

Năm đó nước Tề rối loạn, quần hùng nổi lên bốn phía, thiên hạ phân tranh, rồi nước Hán bị diệt, Trung Nguyên hình thành thế chân vạc. Một dư tộc phía Tây xưng hùng, thành lập Tây Ngụy. Mà hoàng tộc ngoại thích nước Tề ở kinh thành thừa thế phát động chính biến, cướp đoạt hoàng quyền, phế Tề lập Khánh. Nước Phong man di không chịu thuần hóa, cát cứ một vùng phía Nam. Yến Võ Vương liên hợp các đại thế gia, chiếm cứ phương Đông, thành lập nên Đại Yến.

Ngoại trừ nước Phong bởi vì nước nhỏ binh yếu, cũng không có dã tâm lớn ở bên ngoài, 3 nước còn lại đều nung nấu dã tâm thống trị thiên hạ.

Nước Khánh tất nhiên không cần phải nói, đất rộng của nhiều, hơn nữa, là cậy thế một nhánh lớn, tự nhận thiên hạ đều là của nước Khánh, xem Ngụy Yến hai nước là quốc gia phi chính thống. Tuy rằng đến nay nước Khánh vẫn muốn đánh Ngụy phạt Yến, nhưng hai nước thực lực hùng hậu, hơn nữa, nước Khánh triều đình hao hổn nguyên khí, thêm một yếu tố người trong nước yêu văn ghét võ, nên chỉ có tâm mà không có lực.

Nước Ngụy không cần phải nói, tự cho mình là hậu duệ nước Tấn, là dòng dõi chính thống, cho tới nay luôn nuôi ý đồ phục quốc, ngay cả kinh thành nước Tề cũng không là gì trong mắt họ, đừng nói đến chuyện thông qua chính biến thành lập nước Khánh. Nên người nước Ngụy xưa nay tinh thần thượng võ rất cao, không có ngày nào không nghĩ đến chuyện phục quốc.

Nếu nói nước Khánh và nước Ngụy đều nhận mình là chính thống, người nước Yến cũng có suy nghĩ như vậy.

Yến Võ Vương vốn là quan viên phía Đông nước Tề. Sau khi hoàng tộc chính biến, Yến Võ Vương lúc này mới xuất binh, tuyên thệ cần vương, cuối cùng lại tụ tập 9 đại thế gia, án ngự phía Đông, tự mình thành lập nên Đại Yến.

Yến Võ Vương khi còn sống, cũng từng minh bạch, nếu vua u tối, dân chúng lầm than, thay đổi triều đại là việc làm chính nghĩa. Thiên hạ này chân chính không thuộc về kẻ nào, không có cái gì gọi là chính thống, ai được lòng dân, thì sẽ có thiên hạ.

Yến Võ Vương năm đó, mục tiêu lấy nước Yến ở phía Đông làm căn cơ, gốc rễ, chăm lo việc nước, đi từng bước một như tằm ăn lên, cuối cùng thống nhất bốn biển, đem thiên hạ hợp thành một mối.

Chẳng qua Yến Võ Vương chí hướng không thành.

Lo đối nội đối ngoại, lại không có tinh lực mở mang bờ cõi, cũng giống như nước Khánh, cuối cùng bốn nước chia nhau cai trị, thời cơ chưa tới, chỉ có thể là cam tâm bất lực.

Lúc này Tiêu thái sư hảo sảng mà nhắc lại khí độ oai phong của Yến Võ Vương năm đó, tinh thần tự tôn của quần thần lập tức đều như được đánh thức.

Chỉ có điều, các đầu lĩnh của thế gia khác trong mắt hiện ra vẻ quái dị. Tiêu thái sư đột nhiên khảng khái khích lệ tinh thần thượng võ, mưu đồ độc bá thiên hạ trong quần hùng, điều này khiến cho các đầu óc nhạy bén của các đầu lĩnh mơ hồ cảm nhận được lão cáo già này lại sắp có quái chiêu nào đó.

Đợi ánh mắt của quần thần đều hướng về mình, Tiêu thái sư mới trầm giọng:
-Thánh thượng, từ khi lập quốc đến nay, Đại Yến ta chẳng những không thực hiện được nguyện ý của Yến Võ Hoàng đế, mà trái lại, đất đai bờ cõi không hề được mở mang…
Nói tới đây, lão thở dài:
-Nếu Đại Yến ta không có chí tiến thủ, muốn giữ thế cân bằng như thế này, thì chỉ mở rộng một tấc cũng là việc khó…

Hoàng đế nhíu mày:
-Không cần nhắc lại, việc khởi binh đao này tổ tiên đã có di huấn. Đại Yến ta trăm năm nay đều chăm lo việc nước, quốc thái dân an, nếu tính đến việc mở mang bờ cõi…
Nói đến đây, Hoàng đế lấp lửng, trong lòng cười lạnh: “Nếu không phải các thế gia dã tâm bừng bừng, quốc nội bất an, trẫm đã sớm dẫn quân đi chinh phạt bốn phương rồi…”

Tiêu thái sư lập tức nói:
-Thánh thượng, bình định thiên hạ thống nhất bốn bể, đó là trách nhiệm của Đại Yến ta. Chỉ có điều tới nay chưa từng tìm được cơ hội mà thôi. Hiện giờ Ngụy Khánh tranh đấu, cũng là đem đến cho Đại Yến cơ hội hiếm có.

Hoàng đế nhíu mày:
-Ý của Thái sư là…?

Tiêu thái sư thanh âm trầm xuống, không còn chút già nua ốm yếu nào nữa, gằn từng tiếng:
-Liên kết nước Ngụy, san bằng nước Khánh, từ từ giải quyết.

Tiêu thái sư vừa dứt lời, không ít quan viên có chút giật mình. Dù sao năm đó, ký hiệp nghị với nước Khánh, trong tiềm thức của đại đa số quan viên lần này cũng muốn cùng nước Khánh đàm phán, sau đó thu hoạch thật lớn các ích lợi về tài vật.

Tiêu thái sư khảng khái muốn cùng nước Ngụy liên kết, chẳng khác nào đánh vào tiềm thức của đại đa số các quan viên lúc này.

-Liên kết nước Ngụy?
Hoàng đế đôi mắt xẹt qua hào quang, sẵng giọng hỏi.

Tiêu thái sư nghiêm nghị:
-Không sai. Nước Ngụy binh hùng tướng mạnh, từ hướng Tây đánh vào, Đại Yến ta chỉnh đốn quân binh, từ phía Đông tiến công, hai nước giáp kích, lúc đó nước Khánh có tài bằng trời cũng không cản nổi. Sau trận chiến này, Đại Yến ta nhất định có thể chiếm được một số thành trì thổ địa. Vận mệnh thiên hạ cũng thay đổi, bốn nước đã mất một, đối với đại sự thống nhất thiên hạ của nước Yến ta thật sự rất hữu ích. Thánh thượng cũng sớm có ngày “vua của bốn bể, hiệu lệnh thiên hạ”.
Dừng một chút, trầm giọng nói:
-Đây là cơ hội ngàn năm có một, thỉnh Thánh thượng quyết định.

Hoàng đế cau mày, quét ánh mắt khắp quần thần, thấy đám quan viên thì thầm to nhỏ, các đầu lĩnh thế gia thì vẫn giữ nét mặt bình tĩnh, không đoán ra trong lòng bọn họ đang nghĩ gì nữa.

Lúc này đã có một gã quan viên bước ra khỏi hàng phụ họa:
-Khởi bẩm Thánh thượng! Thái sư nói lời vàng ý ngọc, Đại Yến ta nếu chỉ cát cứ phương Đông, không nhân cơ hội này công kích nước Khánh, cùng với nước Ngụy động thủ, nước Khánh đúng là không có cơ hội kháng cự. Hơn nữa, cho dù nước Ngụy đánh vào giữa nước Khánh, lấy thực lực của hai nước, khả năng sẽ đánh thắng nước Khánh, mở mang lãnh thổ. Đến lúc đó, nước Ngụy hoàn thành được mưa đồ đoạt đất. Nước Yến ta chỉ có thể đoạt được chút tài vật của nước Khánh, đánh mất cơ hội mở mang lãnh thổ, chỉ sợ hối hận sẽ không kịp.

Không ít thần tử nghe lời này đúng là không kìm nổi lòng tham đưa tay vuốt cằm.

Hoàng đế nắm tay lại, trầm giọng hỏi:
-Chư vị ái khanh, thấy ý tứ của Thái sư như thế nào?

-Thái sư nói có lý, nhưng thần đúng là không dám gật bừa.
Giữa triều đình vang lên một thanh âm, một người từ giữa hàng đi ra, thản nhiên phản bác:
-Liên Ngụy công Khánh, tuyệt đối không thể!

-o0o-

:73: :73: Mọi người vào đây (http://4vn.eu/forum/showthread.php?79511-Keu-Goi-Cac-Manh-Thuong-Quan-ung-ho-tai-tro-Share-Truyen) ủng hộ để truyện ra nhanh hơn nào :99: :99:


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!