Quyền Thần
Tác giả: Sa Mạc
Quyển 6: Quỷ Hải Phong
-----oo0oo-----
Chương 674: Thái tử đại hôn, tướng quân xuất mã!
Nhóm dịch: BachKhiet
Sưu Tầm by nguoibantot8 --- 4vn.eu
Ngày này, tính theo lịch của Yến quốc, là ngày 26 tháng 8 năm Bình Quang thứ 9. Còn tính theo lịch của nước Khánh thì là ngày 26 tháng 8 Sùng Nhân năm thứ 13. Trong cách tính lịch ở hai nước, ngày này đều được xem là ngày cực kỳ tốt, nên dựng vợ gả chồng, càng nên xuất hành đi xa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, Khánh cung đã phái ra một số lượng lớn cung nữ thái giám đợi ở hoàng gia biệt viện, Ngự Lâm Quân vì canh phòng nghiêm mật, được đích thân Hàn Mạc chỉ huy, bày trận địa sẵn sàng đón địch. Theo trình tự lễ nghi, qua giờ mão, công chúa sẽ theo đội danh dự và đội bảo vệ vây quanh, đi tới trước chỗ tế thiên của Tề Thiên Quan. Lúc đó Thái tử Khánh quốc cùng với quan viên đều sẽ tập hợp ở Tề Thiên Quan, giờ Thìn bắt đầu tiến hành nghi lễ tế thiên. Quá trình của nghi lễ tất nhiên là dài đằng đẵng không gì sánh được, chỉ là vào trước giờ ngọ, nghi lễ phải kết thúc, sau đó Thái tử sẽ bảo vệ kiệu hôn lớn của Công chúa, tiến cung bái kiến Hoàng đế và Hoàng hậu, để Hoàng đế sắc phong Công chúa làm Thái tử phi của Khánh quốc, Hoàng đế Hoàng hậu cũng sẽ ban thưởng cho rất nhiều lễ vật.
Sau khi những nghi lễ này qua rồi, Công chúa mới có thể được đón vào Đông cung, lại tiến hành một loạt nghi thức nữa. Tổng thể mà nói, đằng sau trận hỗn độn này, những quan viên lo chuẩn bị cho hôn sự cố nhiên là mệt đến choáng váng mặt mày, chưa nói đến “đương sự” Khánh thái tử và Yến công chúa cũng sẽ cực kỳ mệt mỏi. Về phần Hàn Mạc, phải thống lĩnh gần trăm tên võ sĩ Yến quốc tinh nhuệ, ở trước cung của Công chúa đều phải bảo vệ toàn bộ. Hoàng gia biệt viện đèn đuốc rực rỡ, quan viên Lễ bộ của Khánh quốc do Quốc cữu dẫn đầu, một số lượng lớn quan viên của Hồng Lư Tự và Thái Thường Tự đều đã tụ họp ở bên trong Hoàng gia biệt viện rồi. Quan viên Lễ bộ của Yến quốc đương nhiên là cùng đi hàn huyên, Xương Đức Hầu Tào Ân thì tiếp chuyện cũng cùng nói chuyện với Quốc cữu. Không khí náo nhiệt, đội danh dự rước dâu do Khánh quốc phái tới ở ngoài cửa Hoàng gia biệt viện đã vang lên tiếng chiêng trống. Đội chiêng trống, đội cờ màu, đội mui xe, đội lễ nhạc, đều mặc quần áo rực rỡ, đường đường lộ rõ phong thái của Đại Khánh.
Đội danh dự của Yến quốc cũng tạo cố gắng phô trương thanh thế, tuy là nhân số không thể so với người nước Khánh được, nhưng mà đang ở nước khác cũng không thua kém gì. Không lâu sau, từ trong một đám cung nữ vây kín, Tử nhi người mặc lễ phục cuối cùng cũng bước ra. Trên màu đỏ tía, dưới màu trắng xanh, cổ sâu váy dài, tuy vóc dáng thể hiện ra không hết, nhưng mà cũng tỏ ra là nhỏ nhắn, hoạt bát. Lúc đi lại thì động tác nhẹ nhàng, lộ ra đầy đủ vẻ uy nghi của hoàng gia. Quan viên có mặt đều quỳ xuống hành lễ.
Đạp trên một cái thảm đỏ thật dài, được cung nữ dìu đi, được vô số quan viên tham kiến, vị công chúa giả này còn toát ra được khí chất hơn công chúa thật, bước ra từ Hoàng gia biệt viện. Trong vòng bảo vệ của võ sĩ Yến quốc do Hàn Mạc dẫn đầu, bước lên liễn xa lộng lẫy.
Lúc này trời vừa tờ mờ sáng, nhưng mà đội ngũ đã bắt đầu khởi hành.
Thành Thượng Kinh quá khổng lồ, khoảng cách giữa Hoàng gia biệt viện và Tề Thiên Quan cũng không thể xem là quá gần, nhất định phải trước giờ Thìn tới được Tề Thiên Quan.
Đoàn xe trong tiếng lễ nhạc, chậm rãi đi trước, một hàng dài như rồng rắn, tràn ra trên còn đường lớn của thành Thượng Kinh. Tiếng nhạc lễ êm tai tuyệt vời đó cũng phá tan cái yên tĩnh của hừng đông.
Trên đường từ Hoàng gia biệt viện đi tới Tề Thiên Quan, dọc đường cứ cách một khoảng là có lính tinh nhuệ của Thượng Kinh Cảnh Bị Doanh canh phòng, y giáp sáng rõ, kình khí sương lạnh.
Nhà cửa ven đường đều đã treo lụa đỏ từ lâu, không khí vui mừng.
Bách tính thành Thượng Kinh, đã sớm biết hôm nay là ngày đại hôn của Thái tử, có lẽ nhiều người đều dậy rất sớm, tụ tập ở ven đường để xem đoàn xe hùng dũng, dù là ở thành Thượng Kinh thì cảnh tượng náo nhiệt như thế này cũng là hiếm gặp.
Tuy rằng trong thành Thượng Kinh không thiếu quý nhân, đại quan dựng vở gả chồng, nhưng mà đương nhiên là không có ai dám so với khí thế kiểu cách của Hoàng gia được. Hôn sự của Hoàng gia mới chính thực là quốc hôn, linh đình trọng thể khác thường.
Quan binh của Thượng Kinh Cảnh Bị Doanh tất nhiên đã giới bị sẵn sàng. Ngự Lâm Quân của Hàn Mạc cũng tay cầm đao, chuẩn bị tốt việc ứng phó với bất cứ tình huống ngoài dự kiến nào.
Hàn Mạc ngồi trên lưng ngựa, vẻ mặt thản nhiên.
Tuy là hôn sự trọng thể, nhưng đối với Hàn Mạc mà nói, loại quan hệ thông gia chính trị này thực sự không phải là lý do làm cho người ta thấy vui vẻ.
Cưỡi ngựa đi bên cạnh liễn xa, Hàn Mạc lại nghĩ tới tiểu công chúa Sương nhi đã được thoát khỏi bể khổ. Trên đường tiễn hôn đã tự mình trù tính kế hoạch thoát thân, sau đó không có tin tức gì về tiểu nha đầu đó nữa, cũng không biết nàng hiện nay ở nơi nào.
Chẳng qua việc này nếu đã là Tú công chúa chuyên tâm tính kế, như vậy thì tất cả quá trình chắc chắn đều cực kỳ ổn thỏa. , cũng không phải lo lắng cho tiểu Sương nhi.
Nhưng mà, từ biệt ngày ấy, kiếp này không biết có thể gặp lại hay không?
…
Đạo trưởng tế thiên ở bên trong Tề Thiên Quan, lúc này đã được tinh binh bảo vệ. Nói có hơi khoa trương một chút, nhưng mà đích thực là ngay cả một con ruồi cũng khó mà bay lọt vào được. Thượng Kinh Thánh tướng Thương Chung Ly người mặc quân phục, tinh thần rất thoải mái. Hơn nữa Tổng chế sứ Vân Thương Lan của Thượng Kinh Cảnh Bị Doanh, cũng đích thân có mặt tại Tề Thiên Quan phụ trách việc bảo vệ.
Không ít tướng lĩnh của quân đội đều tập trung ở chỗ này, so với trước khi đội xe Công chúa tới Tề Thiên Quan, bên trong Tề Thiên Quan lúc này lại có vẻ rất là yên tĩnh.
Ở chính giữa đã bố trí xong, đã có một gã trẻ tuổi người mặc lễ phục Minh hoàng, đầu đội kim quan đang ngồi bình thản, tướng mạo của hắn rất bình thường, nếu không phải là người mang bộ lễ phục hết sức phú quý đó thì sẽ bị cho vào kiểu người mà ai cũng sẽ không chú ý tới.
Nhưng thân phận của người này đúng là không bình thường.
Vị này chính là nhân vật chính của đại hôn ngày hôm nay, đường đường là Thái tử Khánh quốc.
Bờ môi của hắn rất mỏng, lông mày rất nhạt, cơ thể thoạt nhìn vẫn còn có chút ốm yếu, so với võ tướng đệ nhất quân đội Thương Chung Ly bên cạnh thật sự là rất gầy yếu.
Khánh thái tử tuy rằng cố hết sức ra vẻ trấn tĩnh, nhưng lại có vẻ hơi hồi hộp, hai tay có phần gò bó bất an, một lát lại chắp tay lại, một lát lại để tựa trên thành ghế.
Thương Chung Ly ở bên cạnh nhìn thấy, trong mắt cũng hiện ra một tia ảm đạm
Mạnh yếu của quốc gia, cùng với năng lực của vua có quan hệ mật thiết.
Đương kim thiên tử, chính là một thế hệ hôn quân. Năm thứ 13 trị vì, ngoài hai năm đầu vẫn còn toát ra được cái phong thái đại tài, còn sau đó thì lún sâu vào kiếp sống đam mê tửu sắc kéo dài hơn mười năm
Ngay từ đầu, nước Khánh văn có lão Thừa tướng, võ có Thương Chung Ly, lấy hai người này dẫn đầu, triều đình Khánh quốc cũng có không ít quan lại có tài. Cả triều đình từ trên xuống dưới lại an bình hưng thịnh, Hoàng đế lại cũng vui vẻ, tự do tự tại.
Lúc đó Hoàng đế lập hạ Thái tử, cũng thông minh nhạy bén, hơn nữa có văn có võ, được xem là vị vua tương lai. Khánh quốc có được vị Thái tử như vậy, quả thật là điều may mắn.
Nếu như mọi sự thuận lợi, nước Khánh không chỉ có khả năng duy trì địa vị cường quốc số một Trung Nguyên, hơn nữa dốc lòng xây dựng đất nước, thì rất có khả năng hoàn thành được bá nghiệp nhất thống đại địa Trung Nguyên.
Nhưng mà, một trận hỏa hoạn ở Ngọc Hàn cung đó đã thay đổi tiền đồ cực kỳ đẹp đẽ vốn có của nước Khánh.
Hoàng hậu mới, Thái tử mới…
Năm đó sau khi Thái tử vùi thân trong biển lửa, trong số những người nối dõi của Sùng Nhân đế, người có tư cách để kế thừa ngôi vị Thái tử chỉ có Nhị hoàng tử và Tam hoàng tử, đều do Hoàng hậu sinh ra.
Nhị hoàng tử và đương kim Thánh thượng giống nhau, cũng mê tửu sắc, không học văn thư, lại còn đối nhân xử thế rất nham hiểm, tàn nhẫn, chỉ có chút không vừa ý liền muốn hành hạ tôi tớ, thậm chí không có chút kiêng nể gì mà lấy đi tính mạng của người khác, dân chúng và triều đình trên dưới đối với vị hoàng tử này tất nhiên đều đầy oán hận.
Trong cuộc tranh giành tân Thái tử, thế lực lúc bắt đầu bên cạnh Nhị hoàng tử hiển nhiên là mạnh hơn Tam hoàng tử, hơn nữa tính tình của Tam hoàng tử yếu đuối, đụng chuyện rất dễ hoảng sợ, cho nên không ít người đều cho rằng vị trí tân Thái tử đã nằm trong tay của Nhị hoàng tử.
Ai ngờ rằng thời khắc cuối cùng, Thương Chung Ly và lão Thừa tướng cùng dâng thư, tiến cử Tam hoàng tử làm tân Thái tử. Lỗ phi vừa mới được lập làm Hoàng hậu trong cung, thậm chí là khi Sùng Nhân đế hỏi tới cũng đồng ý để Tam hoàng tử làm tân Thái tử.
Cuộc tranh giành ngôi vị Thái tử này, cuối cùng lại ngoài dự đoán của mọi người là Tam hoàng tử, người mà không có bất cứ thực lực nào, giành chiến thắng.
Sau khi Tam hoàng tử được lập làm Thái tử, Nhị hoàng tử nửa năm sau đó được phong tới quận Bắc Địa của bộ cực Bắc của Khánh quốc, gọi là thái ấp. Trên thực tế đó là trục xuất khỏi Kinh thành, tránh gây ra sóng gió.
Tuy nói là phía sau tân Thái tử có ngọn núi lớn Thương Chung Ly, nhưng mà vị Thái tử này lại thiếu quyết đoán, tính tình nhu nhược, hơi đụng phải một chút chuyện liền căng thẳng thần kinh, khẩn trương hồi hộp, điều này làm cho các quần thần không khỏi lo lắng cho tiền đồ của nước Khánh, trong lòng không khỏi nổi lên một sự chán nản, thất vọng.
Thời thế hiện tại không phải là một thế giới thái bình, không nói đến trong nước tai họa đã ngầm lộ diện, chỉ nói đến nước Khánh và nước Yến hai bên, đều không là nhe răng liệt xỉ, cũng chẳng hề che giấu sự tranh chấp trong lòng Trung Nguyên.
Thái tử yếu đuối như vậy, ngày sau thật sự phải lên ngôi Hoàng đế, đến lúc các bề tôi có thể coi trọng được dưới tay như Thương Chung Ly, giống như trấn quốc chi thần đều đã ra đi, liệu còn có thể làm cho nước Khánh tiếp tục tồn tại trong đất đai của Trung Nguyên không?
Thương Chung Ly nhìn Thái tử một cái, thu hồi mục quang, trong lòng chỉ thở dài.
Trước mắt, lão đã không còn đủ tinh lực để nghĩ đến chuyện của 10 hay 20 năm sau nữa, hiện tại thứ mà lão phải ứng phó chính là trường đại kiếp sinh tử tồn vong mà nước Khánh phải đối mặt.
Trước giờ Thìn, đoàn xe của Công chúa đến Tề Thiên Quan, nghi thức tế thiên ở bên trong Tề Thiên Quan lập tức bắt đầu.
Lễ tế thiên rườm rà mà long trọng, Hàn Mạc chỉ dẫn 10 tên võ sĩ tiến vào trong điện thờ.
Lễ tế thiên tiếp tục cho đến giờ Ngọ buổi trưa, tất cả mọi người đều có chút mệt mỏi, đợi khi nghi lễ kết thúc, Thái tử và Công chúa lại chia ra ngồi liễn xa, hướng về Khánh cung mà đi.
Bên trong Khánh cung đương nhiên là nơi giăng đèn kết hoa, một không khí vui mừng hớn hở, sau khi nhập cung, Khánh Thái tử lấy hồng trù đưa Yến Công chúa tiến nhập điện Thừa Thiên, Khánh đế và Khánh hậu đã uy nghiêm ngồi chờ đợi ở điện Kim Loan rồi.
Kế tiếp đó là nghi thức sắc phong ở trên điện Thừa Thiên.
Khánh Thái tử và Yến Công chúa quỳ lạy trước triều đình, lão Thừa tướng đích thân cầm mệnh chiếu sắc phong mà đọc:
- Phi tôn cùng Thái tử Tề Thể, cung phụng trời đất, thừa nhận tổ tông. cái có đức bên trong, trường thu cung điện, đông cung lạc vị, nay có Yến Công chúa Sương, quý khí trang nghiêm, dung sắc thoát trần, vừa tuổi hợp tính, được quan lại quần thần dâng sớ, nay lập làm Thái tử phi. Sau này thay mặt trẫm lo việc hậu cung, suốt đời vì sự hưng vong của hoàng tộc.
Hàn Mạc ở trên triều đình, đêm qua đã một đêm không ngủ, hôm nay lại căng thẳng thần kinh, đã có chút mệt mỏi.
Nghĩ đến chuyện tối qua, không khỏi hướng ánh nhìn về Hoàng hậu trên cao. Chỉ thấy Khánh hậu lúc này người mặc lễ phục hoàng kim, khí chất không gì sánh được, đoan trang lạnh lùng, mang một dáng dấp cao sang không thể xâm phạm được. Nhìn diện mạo nàng lúc này, thực khó mà liên hệ được với người phụ nữ diễm lệ phong lưu đêm qua được.
Hàn Mạc cũng không hiểu những lễ tiết rườm rà này, chỉ là âm thầm chờ đợi, cũng không biết là qua bao lâu rồi, Khánh thái tử và Công chúa cuối cùng cũng tạ ơn rời khỏi điện. Lần này thì có vô số cung nữ thái giám vây quanh, Thái tử đưa Yến công chúa bước lên một chiếc xe hoa càng lộng lẫy hơn. Vô số cung nữ và thái giám đi theo bên cạnh xe hoa. Một tấm thảm màu đỏ lộng lẫy, đúng là trải thẳng từ điện Thừa Thiên tới Đông cung, xe hoa cứ theo hướng về Đông cung mà đi. Các cung nữ vẩy những cánh hoa dọc hai bên đường, trong không khí tràn ngập mùi hương phảng phất, tiếng chiên trống lễ nhạc, vang khắp vùng, cả một Khánh cung, giữa sự nghiêm trang vẫn lộ ra sự náo nhiệt.
Thái tử và Công chúa vừa tới Đông cung, ngoài cung nữ thái giám của hồi môn cùng đi trước, các võ sĩ của yến quốc lại không thể đi cùng, chỉ có thể rời khỏi Khánh cung.
Mà trong Khánh cung, còn tổ chức một yến tiệc long trọng, đầy đủ bá quan, các quan viên Yến quốc tự nhiên cũng phải tham dự.
Yến tiệc rượu này chỉ tiến hành vào lúc đêm khuya.
Sau khi tàn tiệc, quần thần không tản đi, bởi vì mọi người đều biết, sau yến tiệc, Thượng Kinh thánh tướng Thương Chung Ly phải xuất mã rời thành cùng với 2000 vệ quân, tiến ra tiền tuyến ngăn cản kẻ địch.
Lần này, Khánh đế ngây ngô ngày trước, lại đích thân tới long tiễn, dẫn đầy đủ loại bá quan, đêm khuya ra khỏi thành, tống biệt Thương Chung Ly.
Khánh đế lại dặn dò Thương Chung Ly và tiễn hắn đi, ra khỏi thành rồi, 2000 vệ quân của Thương Chung Ly đã ở ngoài thành chờ đợi, tịch không một tiếng động, thể hiện được huấn luyện cực kỳ tốt.
Khánh đế nắm tay Thương Chung Ly, hạ long liễn xuống, cũng không lập tức buông tay Thương Chung Ly ra, bởi vì tửu sắc quá độ mà còn có chút ánh mắt rời rạc, nhìn Thương Chung Ly.
- Thánh thượng, bảo trọng long thể, xin Thánh thượng sớm hồi cung nghỉ ngơi đi!
Thương Chung Ly cảm thấy Khánh đế nắm chặt lấy tay mình, trong lòng dâng lên một cảm giác không nói nên lời.
Khánh đế ngẩng đầu, nhìn ánh trăng trên trời, cuối cùng nói:
- Trăng sáng sẽ chỉ đường cho Thánh tướng, Thánh tướng sẽ chỉ đường cho trẫm... Trẫm không làm Hoàng đế thì Thánh tướng cũng là danh tướng nghìn đời.
Thương Chung Ly không ngờ rằng Khánh đế lại nói ra những lời này, vội vàng quỳ xuống:
- Thánh thượng!
Không hiểu tại sao, thanh âm có chút nghẹn ngào.
Khánh đế cố sức đỡ Thương Chung Ly dậy, dừng ở Thương Chung Ly, một lúc lâu sau mới hạ giọng nói:
- Thánh tướng, trẫm đợi khanh trở về!
Thương Chung Ly chắp tay, khom người:
- Thánh thượng, thần nhất định tiêu diệt thiết kỵ Ngụy quân, khải hoàn trở về, để đền đáp Thánh thượng, báo hiếu cho Đại Khánh ta.
Lão lùi về sau mấy bước:
- Chư vị, Thương Chung Ly từ đây xin cáo biệt!
Quần thần nước Khánh đều chắp tay làm lễ, đồng thanh nói:
- Thánh tướng lên đường bình an!
Tất cả mọi người đều nhìn Thương Chung Ly đầu bạc, cầm lấy mũ sắt từ trong tay của vệ quân bên cạnh đội lên đầu, mũ sắt che hết mái tóc bạc, vị lão tướng này nhìn qua uy mãnh vô đối, toàn thân phát ra một khí phách riêng. Lão xoay người lên ngựa, lại quay nhìn Khánh đế một cái, ở trên ngựa chắp tay, không nói thêm gì nữa, vung roi quất, tuấn mã lập tức chạy đi như bay, 2000 vệ quân tinh nhuệ chạy theo sau lão tướng, tiếng vó ngựa vang lên như sấm, chỉ khoảng nửa khắc, đội quân đó liền biến mất trong bóng đêm mịt mù.
-o0o-
Chương 675: Hầu gia thuyết binh
Đại hôn của Thái tử chính là chuyện đại hỷ của nước Khánh, trong lời đề nghị của một vài đại thần, Khánh đế tới ngày thứ 2 liền hạ chỉ, đại xá thiên hạ, khắp nơi vui mừng.
Dư âm của hôn sự này, đương nhiên không phải ngày một ngày hai là tản đi hết được. Trên các cánh cổng đỏ cờ hồng cũng không phải qua đại hôn liền tháo xuống, ít nhất cũng phải treo khoảng mười ngày.
Đoàn nước Yến sau ngày đại hôn cũng chuẩn bị quay về Yến Kinh.
Chẳng qua là ngày thứ 3 sau đại hôn, thành Thượng Kinh bắt đầu xả một trận mưa lớn, khiến cho hành trình quay về của sứ đoàn hoãn lại 2 ngày, mặt khác cũng là vì chiếu cố thương thế của Hồng Tụ.
Hồng Tụ vì thể chất sức khỏe tốt nên vết thương khôi phục rất nhanh, so với trong tưởng tượng thì phải nhanh không ít, chẳng qua là vết thương gần như trí mạng. Cho nên nhất thời muốn nàng khỏi hẳn, chuyện đó đương nhiên là không thể được. Đường quay về thành Yến Kinh này, không ít đoạn bị xóc nảy. Ở lại thêm 2 ngày. Tuy rằng sẽ không khiến cho vết thương của Hồng Tụ có sự hồi phục quá lớn, nhưng vẫn có thể đủ để hồi phục phần nhiều, có thể chịu đựng tốt con đường xóc nảy thế này.
Xác định được ngày về kinh, Hàn Mạc không còn gì để nói nữa. Công chúa nếu đã gả xong rồi, thì trọng trách của đoàn đã hoàn thành, cũng không có lý do gì tiếp tục lưu lại thành Thượng Kinh.
Nhưng khi Tào Ân đề xuất lộ trình quay về lại khiến Hàn Mạc có chút kinh ngạc.
Theo Hàn Mạc thấy, thì cứ theo đường đã đến mà quay lại thì là sự lựa chọn tốt nhất.
Tuyến đường hướng từ thành Thượng Kinh tới đây, tuy rằng gặp phải một đợt tập kích, nhưng nhìn chung mà nói, con đường này cũng không quá hung hiểm, hơn nữa lại cách xa khu vực chiến sự. Huống chi là đã từng đi qua một lần rồi, tự nhiên là sẽ quen thuộc với nó, cũng sẽ gia tăng được tốc độ hành quân.
Nhưng Xương Đức hầu Tào Ân lại triệu Hàn Mạc và Tống Thế Thanh đến, lúc nhắc tới lộ tuyến quay về kinh lại đề xuất đi theo đường bộ phía tây về thành Yến Kinh.
Từ thành Thượng Kinh đến thành Yến Kinh, có 2 cửa quan có thể thông hành. Một là đường lúc đi đến đây, cũng là con đường giao thương chủ yếu của hai nước Yến – Khánh, cách hai quận Xương Khánh, Võ Bình của nước Khánh, đi qua quận Ngô của nước Yến, qua quận Hội Kê đến thành Yến Kinh.
Một đường khác là đường phía tây, đường xá phải dài gấp đôi, quan trọng nhất, lại phải qua được quận Nam Dương của nước Khánh, còn phải đi qua quận Lâm Dương của nước Yến. Vào lúc này, bất luận là quận Nam Dương hay quận Lâm Dương đều tập trung vô số lực lượng, sát khí dày đặc.
Tào Ân chọn đường đi như vậy, quả thật là nằm ngoài dự liệu của Hàn Mạc.
Tống Thế Thanh lại khuyên:
- Hầu gia, hiện giờ ở cửa Nam Dương bất cứ lúc nào cũng có thể bị công phá. Con đường qua quận Nam Dương thật là không yên ổn. Hầu gia quý thể, sao có thể mạo hiểm?
Hàn Mạc cũng gật đầu nói:
- Tống đại nhân nói rất đúng. Hầu gia, quận Nam Dương binh hoang mã loạn, vài ngày trước, Khánh quốc đã hạ ý chỉ đem bách tính ở quận Nam Dương và Uyển thành ra ngoài, di chuyển đến các quận lân cận. Quận Nam Dương hiện nay nhất định là loạn lạc. Vào lúc này mà từ chỗ đó để về kinh chỉ e là có phần nguy hiểm.
Tào Ân ôn hòa cười nói:
- Bản Hầu cũng biết quận Nam Dương hiện nay rất loạn. Hàng ngàn hàng vạn lê dân di chuyển, cực kỳ loạn lạc... Nhưng Bản hầu ngược lại muốn đi qua quận Nam Dương để xem thử, xem tình hình biên cương ở bên đó như thế nào rồi.
Y nở nụ cười, hạ giọng nói:
- Nếu thật sự bị Ngụy quân công phá cửa Nam Dương, đánh vào trong cửa ải, đến lúc đó quận Nam Dương càng loạn, phòng bị sẽ càng nghiêm ngặt hơn. Chỉ sợ lúc đó Đại Yến chúng ta muốn biết tình hình của quận Nam Dương cũng không phải dễ dàng gì...
Hàn Mạc và Tống Thế Thành liếc nhau, dường như hiểu rõ tâm tư của Tào Ân.
Tào Ân hiển nhiên là muốn ở quận Nam Dương vào lúc trước khi đại chiến chính thức xảy ra, lấy danh nghĩa là đi qua, thực ra là muốn quan sát tình trạng trước mắt của quận Nam Dương, ví dụ như tình hình bày binh bố trận và sắp xếp binh lực của quân Khánh ở cửa Nam Dương.
Không ai dám bảo chứng là chiến sự sẽ xoay chuyển như thế nào, càng không ai biết nước Yến cuối cùng có bị cuốn vào trong trận chiến này hay không.
Lo trước tính sau, trước tiên phải tiến hành tìm hiểu rõ quận Nam Dương một phen, tất nhiên là chuyện có lợi mà vô hại.
Tào Ân khẽ mỉm cười, tiếp tục nói:
- Cửa ải Nam Dương đúng là nguy hiểm một sớm một chiều, bị công phá cũng là chuyện sớm muộn thôi, nhưng mà theo tin tình báo của Bản hầu có được, trong vòng 8 hoặc 10 ngày người Khánh quốc vẫn có thể trụ được. Trấn thủ ở cửa Nam Dương cũng không phải là tướng lĩnh bình thường, đó là một trong ba Thú tướng của Thương Chung Ly Hổ Phích Lịch Lâm Thành Phi. Người này không giỏi chiến đấu ở đồng bằng, nhưng am hiểu nhất chính là cố thủ quan ải. Cửa Nam Dương là cửa ải đầu tiên của nước Khánh, vốn là một đường lên trời. Bao nhiêu năm nay, người nước Khánh tuy rằng không có hành động nào quá lớn trong việc trang bị quân trang, nhưng mà... đối với quan ải này vẫn là đã đụng tới mười phần tâm tư rồi. Có 3 vạn quân thủ ở đó, quan ải vững chắc lạ thường, nghe nói tất cả đá dùng để xây dựng gia cố đều là từ cực Bắc nước Khánh khai thác ra, tường thành của quan ải bình thường không thể nào so sánh được. Người nước Khánh dám xưng cửa Nam Dương là Trung Nguyên đại địa đệ nhất quan, cũng không phải là hư danh.
Hàn Mạc nói:
- Hạ thần có xem qua binh thư, trong binh thư cũng ghi lại lịch sử của cửa Nam Dương. Quan ải này đã có trên trăm năm lịch sử rồi. Thời kỳ trước Tề quốc đã đóng giữ không ít binh tướng. Mười năm trước, người Ngụy và nước Khánh đã từng đánh nhau một trận lớn, lúc đó chính là nhìn thấy ải Nam Dương dễ thủ khó công, cho nên mới không tiến công theo hướng này, mà đột nhiên xuất binh từ Bắc bộ, bất ngờ tập kích mạn Bắc của nước Khánh. Lúc đó Tư Mã Kình Thiên dẫn đầu thủ hạ, với khí thế gió cuốn đại địa của quân thương kỵ. Trong lúc người nước Khánh chưa kịp có phản ứng lại, liên tục phá được Sơn Bắc, Vũ Đô, Vũ Quan ba quận. Năm đó quân Khánh tổn thất nghiêm trọng. Thống soái quân đoàn Tây Bắc của quân Khánh là Tần Khiếu Phong cũng bị vây ở thành Lam Điền của Vũ Quan. Sau đó quân Ngụy phá thành, Tần Khiếu Phong tự sát chết, toàn bộ nước Khánh cũng lâm vào cảnh diệt quốc.
Trong mắt Tào Ân hiện ra vẻ tán thưởng, cười nói:
- Đọc binh thư, dù sao cũng có chút tác dụng.
Tống Thế Thanh ở bên, cười nói:
- Tình thế nước Khánh năm đó so với hôm nay còn nguy cấp hơn. Lúc đó hạ thần vẫn còn đi học ở trường, nhưng cũng biết. Năm đó nước Khánh sợ nước Yến chúng ta cùng với nước Ngụy tiền hậu giáp kích, cho nên đưa công chúa Tuyên Khánh gả tới Đại Yến chúng ta. Khi đó, Sùng Nhân đế này dường như đang là Thái tử.
Tào Ân nâng chung trà lên, nhấp một ngụm, buông chén, mới nói:
- Khi đó Thương Chung Ly đã là đệ nhất mãnh tướng của nước Khánh, chẳng qua chưa phải là Thập phương danh tướng, cũng không phải một tay nắm cả quân quyền. Khi đó, Thương Chung Ly chính là thống soái biên quân của nước Khánh, thống lĩnh tướng sĩ biên quân phía Nam. Tần Khiếu Phong tự sát, quân Ngụy dũng mãnh, nước Khánh đã nhìn thấy trước mắt họa diệt vong. Cũng may khi đó, Thương Chung Ly từ biên quan triệu tập ba vạn binh mã hỏa tốc tới tiền tuyến, đảm nhiệm vai trò Tổng đại tướng.
Nói tới đây, Tào Ân thở dài:
- Đến giờ nghĩ lại, Thương Chung Ly thắng lợi, chẳng những là may mắn của nước Khánh mà cũng là may mắn cho nước Yến ta. Khi đó Đại Yến trên dưới đều không đồng ý xuất binh, thấy nước Ngụy đánh Khánh mà không có biện pháp gì ứng phó. Nếu lúc ấy không có Thương Chung Ly, nếu quân Ngụy thật sự thắng quân Khánh, thì đến lượt Đại Yến ta gặp đại họa.
Hàn Mạc không nói gì, nhưng trong lòng cũng hiểu được. Thời điểm đó, Hoàng đế nước Yến đang dùng thủ đoạn cứng rắn để làm suy yếu thế gia. Lúc ấy Hoàng tộc và thế gia quan hệ rất căng thẳng. Nội bộ bất ổn, căn bản không có tinh lực điều binh lên phương Bắc, liên hợp nước Khánh tấn công nước Ngụy.
- Thương Chung Ly không hổ danh là đệ nhất đại tướng.
Tào Ân tiếp tục nói:
- Lão thắng liên tiếp mấy trận, khôi phục chí khí của binh sĩ, tập hợp tàn quân, phản kích quân Ngụy. Chưa đến nửa năm, dưới sự chỉ huy của lão, quân Khánh đã làm nên một kỳ tích, dành lại hai quận Vũ Đô và Vũ Quan, đuổi quân Ngụy đến tận bờ Tây sông Ô Mộc. Cũng nhờ trận chiến này, lão đã khẳng định vị trí Danh tướng của mình.
- Hình như quân Khánh tuy dành lại hai quân Vũ Đô và Vũ Quan nhưng lại không vượt qua sông Ô Mộc, dành nốt quận Sơn Bắc của họ.
Hàn Mạc nhìn Tào Ân nói.
Tào Ân cười:
- Tư Mã Kình Thiên tuy rằng tuổi không lớn hơn Thương Chung Ly nhưng thành danh trước cả lão. Tuy rằng bị Thương Chung Ly đánh tan tác nhưng hắn vẫn còn chút năng lực, cùng bại quân cố thủ sông Ô Mộc, quyết không để Thương Chung Ly thực hiện được ý đồ dành lại quận Sơn Bắc. Nghe nói trận chiến ở sông Ô Mộc, cả hai bên đều tổn thương nghiêm trọng, tinh nhuệ gần như cạn kiệt. Máu nhuộm đỏ cả dòng sông Ô Mộc. Điều đó cho thấy, năm đó đánh quân Ngụy, tình hình chiến sự ác liệt vô cùng. Quân Ngụy từ trận chiến ấy, nhuệ khí cạn kiệt, mà quân khánh thù thực lực cũng suy yếu thê thảm. Từ đó về sau, quốc nội còn liên miên có phản loạn, Thương Chung Ly quanh năm suốt tháng dẫn quân đi dẹp loạn, cũng không còn sức đi thu hồi quận Sơn Bắc. Nước Khánh từ 12 quận trở thành 11 quận. Người nước Ngụy chiếm được quận Sơn Bắc, từ 5 quận phát triển thành 6 quận. Trận chiến sông Ô Mộc, hai nước 16 năm qua, cũng không phát sinh đại chiến.
Tống Thế Thanh nghe Tào Ân nói xong, thở dài:
- Người nước Ngụy nếm mật nằm gai 16 năm qua, không lúc nào quên việc báo thù. Bọn họ ở chân núi Đại Tuyết dự trữ chăn nuôi rất nhiều chiến mã, khai thác mỏ, sản xuất binh khí trang bị quân binh… Lúc này đây quật khởi, thanh thế so với năm đó mạnh hơn gấp bội. Mà nước Khánh thực lực so với năm đó suy giảm rất nhiều. Trận chiến này…
Nói tới đó, dừng lời, không nói tiếp nữa.
Hàn Mạc trầm ngâm một lát mới hỏi:
- Hầu gia, quân Ngụy nếu biết quận Nam Dương chắc chắn, vì sao không từ sông Ô Mộc tiến quân vào, lại phải đánh quận Nam Dương?
- Người Ngụy không giỏi về thủy chiến. Bọn họ lấy kỵ binh làm chủ, dĩ nhiên ưu thế nhất là đánh bất ngờ trên đồng bằng.
Tào Ân hiển nhiên hiểu rõ về tình hình hai nước.
- Sông Ô Mộc rất rộng, nước sông dâng cao. Trải qua trận chiến lần trước, nước Khánh ở sông Ô Mộc phòng bị cực kỳ chặt chẽ. Người Khánh ở trên sông Ô Mộc tuy chỉ là một đạo thủy quân nhỏ nhưng so với kỹ năng bơi lội của người nước Ngụy mà nói thì vẫn đủ khiến cho người nước Ngụy khiếp sợ.
Tào Ân nói đến đây, lại nhấp một ngụm trà, rồi mới tiếp:
- Hơn nữa trấn thủ bờ sông Ô Mộc là một trong ba Thú tướng Lang Toàn Phong Viên Mộ. Ngoài 3 vạn tinh binh, bờ sông Ô Mộc lại còn có công sự phòng ngự chắc chắn. Người nước Ngụy căn bản không có cách gì tấn công. Người Ngụy bên kia sông Ô Mộc cũng chú trọng bố trí quân binh nhưng cơ bản là để kiềm chế quân đoàn Tây Bắc của Viên Mộ mà thôi.
- Quân đoàn Đông Bắc? Quân đoàn Tây Bắc?
Hàn Mạc có chút ngạc nhiên, hắn từ trước đến nay đối với tình hình chiến sự cũng biết không nhiều lắm. Đối với cơ cấu quân binh nước Khánh càng hạn chế.
Tào Ân thấy Hàn Mạc nghi hoặc, cười nói:
- Cho đến nay, quân lực nước Khánh chính là được cấu thành từ 3 quân đoàn. Bốn quận Đông Bắc gồm có Cao Dương, Dương Bình, Trung Sơn, Hà Tây. Ngoài các quận thành còn có 34 thị trấn, đại khái có khoảng 4-5 vạn binh mã, do Ưng Vô Tình Vương Duyên Bình thống soái. Tây Bắc là các quận gồm có 3 quận: Tắc Thị, An Ấp, Vũ Đô. Quân đoàn Tây Bắc ngoại trừ trấn thủ các quận, trách nhiệm chính yếu là phòng vệ sông Ô Mộc, ngoài hai ngàn thủy quân, còn có 5 vạn quân Tây Bắc, do Lang Toàn Phong Viên Mộ thống soái, như đã nói.
- Ba quân đoàn, ngoài Đông và Bắc, thì còn có biên quân là thứ ba.
Hàn Mạc có vẻ hiểu ra.
Tào Ân nói:
- Đúng. Biên quân Đại Yến ta đóng ở Tây Bắc có hơn 100 ngàn người, đóng tại biên cảnh Đại Yến. Người Khánh cũng rất kiêng nể. Nhiều năm trước, biên quân nước Khánh nhiều gấp mấy lần nước Yến ta. Biên quân phía Nam của nước Khánh lên đến gần 300 ngàn quân, gây áp lực rất lớn cho Đại Yến. Khi đó, thường xuyên bị người nước Khánh khiêu khích. Người Khánh thậm chí đã đánh vào phía biên giới nước ta. May mắn Đại Yến có quân thần Tiêu Hoài Ngọc, thiếu niên anh hùng, mỗi lần ra trận, đều đuổi quân Khánh khỏi biên giới. Người Khánh không thể xâm chiếm dù chỉ là một tấc đất đai nước Yến.
Nói đến đây, Tào Ân không dấu vẻ cảm phục trên nét mặt, cả Tống Thế Thanh cũng lộ ra sự kính nể.
Như một cái tên thần kỳ, Hàn Mạc đã nghe vô số lần, mỗi lần nói lên, dù người nói là ai, đều thể hiện sự tôn kính tột cùng. Khiến Hàn Mạc cho dù chưa từng gặp qua, lòng cũng như bị lây sự tôn kính đó.
- Tuy nhiên, quân đội muốn chống đỡ được, cần có thực lực hùng mạnh của cả đất nước.
Tào Ân chậm rãi nói:
- Nước Khánh sau đại chiến 16 năm trước, thực lực hao tổn rất nặng. Rồi nội loạn liên miên. Thương Chung Ly phải dốc sức trong vài năm mới ổn định được. Vài năm gần đây, nước Khánh quả thật đã không chống đỡ nổi gánh nặng của đại quân 500 ngàn người. Quân đoàn Đông Bắc đã cắt giảm một nửa. Quân đoàn Tây Bắc cũng chỉ lưu 5 vạn quân. Về phần biên quân. Từ 30 vạn quân đến giờ cũng chỉ còn lại hơn 10 vạn. So với lực lượng Đại Yến trở nên ngang nhau.
Tống Thế Thanh tiếp lời:
- Nước Khánh đất rộng của nhiều, nếu muốn phục hưng cũng không phải việc khó. Chẳng qua là hôn quân đắm chìm trong tửu sắc, tham nhũng khắp nơi, bên ngoài nhìn như hùng mạnh, kỳ thật quốc khố không còn dư dả. Đại Yến ta tuy chỉ bằng một nửa diện tích, sản vật cũng không phong phú bằng họ, nhưng bạc để nuôi quân cũng không kém họ. Nếu là bọn họ chăm lo việc nước, trăm ngàn đại quân chưa chắc đã không nuôi nổi.
Tào Ân nghiêm nghị nói:
- Tống đại nhân nói không sai. Người Khánh sống xa hoa lãng phí, làm hao tổn quốc khố cũng là một nguyên nhân trọng yếu. Nếu lúc trước không phải Thương Chung Ly kiên trì, chỉ sợ binh lực nước Khánh cũng chẳng còn được bao nhiêu. Quân Ngụy lúc này đây tấn công nước Khánh, có thể nói, trong tay Thương Chung Ly đúng là không có nhiều binh lực…
Tống Thế Thanh có chút tò mò:
- Hầu gia, người Khánh tuy rằng binh lực có giảm, nhưng vẫn có 3 đại quân đoàn hơn 20 vạn người. So với quân Ngụy dường như còn nhiều hơn a, như thế nào là không có quân để dùng.
:73: :73: Mọi người vào đây (http://4vn.eu/forum/showthread.php?79511-Keu-Goi-Cac-Manh-Thuong-Quan-ung-ho-tai-tro-Share-Truyen) ủng hộ để truyện ra nhanh hơn nào :99: :99: