blogger ẩm thực làm giàu ở cổ đại [xuyên sách]

Chương 27: Bán đồ


trước sau
Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Thịt gà nếu tính theo gà sống, một con gà nặng khoảng một cân rưỡi thì chừng bốn mươi văn. Gà cậu mang ra đều khoảng hai cân, đã được làm sạch lông và bỏ nội tạng, nên tính năm mươi văn một con, tương đương hai mươi lăm văn một cân, hai mươi cân thành năm trăm văn.

Thịt vịt thì rẻ hơn thịt gà, mười hai văn một cân, cộng lại hai trăm bốn mươi văn.

Còn thịt ngỗng thì lại đắt hơn thịt gà vịt nhiều. Nguyên do là tầng lớp thượng lưu thời này rất chuộng ăn ngỗng, khiến giá thịt ngỗng bị đẩy lên cao.

Một con ngỗng nặng năm cân có thể bán được hai trăm văn.

Lý chưởng quỹ tính cho cậu giá bốn mươi lăm văn một cân, hai mươi cân thịt ngỗng được chín trăm văn.

Điều khiến Tống Nguyên bất ngờ là thịt dê lại còn rẻ hơn thịt heo, chỉ mười lăm văn một cân.

Cậu hỏi mới biết, là do mùi tanh của thịt dê nặng, nhiều người không thích ăn, vì thế giá cũng rẻ hơn.

Nhưng nghĩ lại thì, nếu không có gia vị để nấu, đúng là khó mà làm thịt dê ngon được.

Hai mươi cân thịt dê chỉ bán được ba trăm văn.

Trong lòng Tống Nguyên hối hận không thôi, sớm biết giá thịt dê rẻ như thế thì cậu đã giữ lại mà tự ăn.

Thịt dê trong tủ lạnh nhà cậu hoàn toàn không hôi, mềm và thơm, giống như loại dê chăn thả chỉ ăn cỏ ở vùng biên cương, đặc biệt là đem nướng thì tuyệt hảo vô cùng.

Nghĩ đến đây, bụng cậu đói cồn cào.

Lúc Lý chưởng quỹ vẫn đang bấm bàn tính, Tống Nguyên âm thầm tính nhẩm trong đầu, kế đó mở to hai mắt.

Số thịt này là cậu dốc công gom góp bốn ngày mới có, vậy mà tổng cộng chỉ bán được hai nghìn bảy trăm bốn mươi văn.

Một lượng bạc tương đương một ngàn văn tiền, vậy là còn chưa được ba lượng bạc?!

Trong khi bán táo thôi mà cậu đã kiếm được ba lượng rồi.

Lý chưởng quỹ đẩy bàn tính tới trước mặt cậu: “Tổng cộng là năm lượng bảy trăm bốn mươi văn.”

“Không vấn đề gì.” Tống Nguyên nói.

Lý chưởng quỹ tháo túi tiền bên hông, lấy ra một con dấu nhỏ đưa cho tiểu nhị, dặn: “Thiết Ngưu, ngươi đi phòng kế toán lĩnh năm lượng bảy trăm bốn mươi văn, mang theo giấy bút nữa.”

“Dạ!” Tiểu nhị cầm lấy con dấu, hấp tấp chạy xuống lầu, chẳng bao lâu đã mang bạc và giấy bút trở lại.

Chưởng quỹ viết hai tờ khế ước, chờ mực khô rồi mới đưa tới trước mặt Tống Nguyên: “Ngài xem thử, nếu không có gì sai thì ký vào khế ước này.”

Thấy cậu có vẻ không giống người đọc sách, Lý chưởng quỹ ân cần hỏi: “Có cần ta đọc cho ngài nghe không?”

“Không cần, ta biết chữ.” Tống Nguyên nói, rồi cầm lấy khế ước, đọc từng chữ một.

Chỉ là chữ phồn thể hơi khó nhìn một chút.

Xem kỹ xong, nội dung khế ước ghi rõ: đối phương đã đưa trước năm lượng bạc đặt cọc, nửa tháng sau cậu sẽ giao mười lăm quả táo.

Ngoài ra, khế ước còn mô tả cụ thể phẩm chất quả táo, nếu đến hạn không giao táo, hoặc chất lượng không đạt tiêu chuẩn, thì phải hoàn lại tiền cọc v.v…

Không hổ là chưởng quỹ của một tửu lâu lớn như vậy, ngay cả khế ước cũng viết đâu ra đó, không hề dùng văn từ để gài bẫy.

Tống Nguyên cầm bút lông, ký tên lên khế ước.

Lúc cậu học đại học, từng đăng ký một khóa học tùy chọn về thư pháp, luyện qua cách viết chữ bằng bút lông một thời gian. Tuy viết không đến mức xuất sắc, nhưng cũng ngay ngắn chỉnh tề, nét chữ thanh tú đáng yêu.

Khế ước làm hai bản, Tống Nguyên cất giữ phần của cậu, không nhịn được mà xoa xoa bụng, ngượng ngùng nói: "Chưởng quỹ, cái đó... có gì ăn không? Cho ta một ít, ta đói rồi."

Lý chưởng quỹ vỗ trán: "Lỗi của ta, mải lo táo, tiếp đãi không chu đáo. Thiết Ngưu, ngươi vào bếp làm vài món tủ mang lên, nhanh một chút."

Chỉ chốc lát sau, nhà bếp đã bưng lên một bàn đầy thức ăn. Tống Nguyên đại khái nhận ra các món: vịt muối, thịt viên xốt đỏ, gà áp chảo, cá gừng giấm có đông lạnh, canh đậu hũ với nấm tươi và măng xuân. Cuối cùng là hai bát cơm gạo nếp.

trước sau
Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.